ClockThứ Sáu, 01/03/2019 05:15

Xã hội hóa dự phòng bệnh gia súc, gia cầm

TTH - Trước thực tế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm khi cùng lúc xuất hiện, như: dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng; tình hình nhập động vật và sản phẩm động vật còn nhiều, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm, đặt ra công tác dự phòng bệnh, trách nhiệm của người dân, người chăn nuôi...

Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnhKhông để dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra

Gà nuôi tại trang trại anh Bùi Chúng được tiêm phòng các loại vắc xin

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Ngoài sự hỗ trợ công tác tiêm phòng của lực lượng thú y địa phương, anh Bùi Chúng, hộ chăn nuôi VietGAP, xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy còn tăng cường các giải pháp dự phòng bệnh. Vì thế dịch bệnh ít khi xảy ra tại trang trại (TT).

Theo anh Chúng, trung bình TT của gia đình duy trì nuôi 6.000 con gà; trên 150 con lợn nên việc tiêm phòng dịch là yêu cầu bắt buộc. Ngoài hỗ trợ của cơ quan thú y, gia đình đều tự chủ động tiêm phòng các loại vắc xin như: Newcasstle, tiêu chảy, cúm gia cầm cho gà, đến lở mồm long móng, tai xanh cho lợn… chứ không thể chờ đợi vào các đợt tiêm phòng của cơ quan thú y.

“Người chăn nuôi phải tự ý thức về tiêm phòng và tiêu độc khử trùng vì nó là giải pháp thiết thực nhất để người chăn nuôi tự bảo vệ tài sản, công sức của mình. Nếu gia súc, gia cầm bị dịch bệnh thì người chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề nhất, Nhà nước cũng chỉ hỗ trợ được phần nào”, anh Chúng chia sẻ.

Không riêng gì anh Chúng, nhiều hộ chăn nuôi có quy mô vừa và lớn cũng dần chủ động hơn trong công tác dự phòng bệnh trên vật nuôi. Theo họ, việc xã hội hóa công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi là yêu cầu cần thiết vừa giảm bớt nguy cơ lây lan dịch bệnh ra diện rộng vừa có thể bớt gánh nặng kinh phí của Nhà nước.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Quốc Trung- Nguyễn Văn Lộc chia sẻ: Mình đang đầu tư TT gà và nhà máy ấp trứng. Đối với nhà máy ấp trứng, trung bình mỗi tuần tiến hành tổng tiêu độc khử trùng 3 lần; gà con 1 ngày tuổi trước khi xuất trại cũng được tiêm phòng 2 loại vắc xin ND KILL và Marek. Tại TT gà, ngoài tiêu độc 3 lần/tuần, đội ngũ thú y TT còn tiến hành tiêm phòng các loại vắc xin như: Newcasstle gà; Gumboro, dịch tả, cúm, ILT…

“Chi phí dành cho công tác phòng bệnh chiếm tỷ lệ khá lớn trong chi phí chăn nuôi. Tuy nhiên, chúng tôi luôn quan niệm có làm tốt công tác dự phòng, hiệu quả phòng bệnh mới cao. Thường phòng bệnh sẽ dễ hơn chữa bệnh, nhất là trong khi các chủng bệnh hiện nay rất nguy hiểm, nguy cơ gây chết hàng loạt cho gia súc, gia cầm rất cao.”, ông Nguyễn Văn Lộc thông tin.

Mới chỉ tiêm phòng tập trung

Thống kê của ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY), hiện tổng đàn trâu toàn tỉnh đạt trên 22,4 ngàn con; đàn bò đạt 24,6 ngàn con; đàn lợn 162,3 ngàn con; đàn gia cầm 2,7 triệu con. Ngoài ra, toàn tỉnh có trên 332 ngàn con chim cút và trên 8,3 ngàn con dê... Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô TT, gia trại ổn định. Hiện có 63 TT chăn nuôi đạt doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó 14 TT (8 TT lợn, 3 TT gà, 3 TT kết hợp) có hợp tác liên kết với các doanh nghiệp hình thành chuỗi liên kết.

Theo nhận định của Chi cục CN&TY, việc xã hội hóa công tác tiêm phòng dịch bệnh trong chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn. Một bộ phận người chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chưa có ý thức cao trong các đợt tiêm phòng dịch do ngành thú y tổ chức, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hơn chục con gà, vịt; 1-2 con lợn.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục CN&TY thông tin, ngành thú y mới chỉ tổ chức tiêm phòng tập trung cho một số loại dịch bệnh cơ bản như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả, cúm gia cầm… và phun khử trùng tiêu độc 2 đợt/năm. Những bệnh dịch khác do nguồn kinh phí hạn chế nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi.

Mỗi năm trên địa bàn đều tổ chức 2 đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng, trung bình hàng năm thực hiện tiêu độc 1.500.000m2, cấp 20.000 lít hóa chất để tiêu độc môi trường chăn nuôi, củng cố kiện toàn 155 tổ tiêu độc để triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường. Khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, tần suất tiêu độc khử trùng môi trường, tiêm phòng phải được tăng cường. Ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước, người dân phải chủ động trong công tác dự phòng để hạn chế thiệt hại cho gia đình. Các TT lớn, doanh nghiệp đều phải tự chủ động trong công tác dự phòng bệnh.

“Để có một nền chăn nuôi phát triển bền vững, an toàn, yêu cầu xã hội hóa trong công tác dự phòng bệnh gia súc, gia cầm là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện điều này ngoài tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, cán bộ thú y cơ sở, người chăn nuôi cũng phải tự trang bị những kiến thức về thú y cộng động, an toàn dịch bệnh để mỗi người chăn nuôi là một cán bộ thú y”, ông Nguyễn Văn Hưng khẳng định.

Năm 2018, toàn tỉnh tiêm phòng được gần 37 ngàn liều tụ huyết trùng trâu bò; 168 ngàn liều tam liên lợn; 30,6 ngàn liều vắc xin và kháng thế E.coli. Các loại vắc xin như cúm gia cầm, dịch tả vịt, lợn, Newcasstle gà; Gumboro, tụ huyết trùng… được tiêm phòng định kỳ, giảm nguy cơ nhiễm bệnh của vật nuôi.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, đến nay đã điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho 118 ca (110 nam, 8 nữ). Trong số này có 99 đồng tính nam (MSM), 12 bạn tình bị nhiễm, 5 người nghiện ma túy, 2 khách hàng thuộc đối tượng khác.

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

TIN MỚI

Return to top