ClockChủ Nhật, 25/10/2020 10:22

Xây dựng nông thôn mới chất lượng, bền vững

TTH - Đến năm 2025, phấn đấu toàn tỉnh có 85 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt tỷ lệ 87%, trong đó có 40% xã NTM nâng cao, 10% xã NTM kiểu mẫu. Có ít nhất 4/8 huyện, thị xã đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó có ít nhất 2 huyện đạt chuẩn NTM, có 1 huyện NTM nâng cao. Phấn đấu toàn tỉnh không còn xã dưới 15 tiêu chí.

Tín dụng chính sách tiếp sức nông thôn mớiThẩm định, công nhận TX. Hương Thủy hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Người dân xây dựng nhà tại khu tái định cư ở Phong Sơn (Phong Điền)

56/97 xã đạt chuẩn

Theo UBND xã Quảng Phước, đạt chuẩn NTM chỉ là thành quả bước đầu, xây dựng NTM nâng cao là chặng đường tiếp theo mà chính quyền, người dân nơi đây hướng đến. Xã xác định, yếu tố tiên quyết nhất trong xây dựng NTM tại địa phương là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của người dân. Đảng ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ Nhân dân nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế với thu nhập bình quân từ 100 triệu đồng trở lên/năm/mô hình.

Ông Phạm Quyền, Phó Chánh văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh đánh giá, sau gần 10 năm thực hiện xây dựng NTM, dự kiến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh đạt 35,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 5,75%. Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh đều tăng đáng kể, như: tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,5%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 87%, nước hợp vệ sinh đạt 99%...

Hạ tầng nông thôn đã được đầu tư khá cơ bản, diện mạo từng bước khởi sắc; tổng nguồn lực huy động trong gần 10 năm cho chương trình xây dựng NTM đạt hơn 10.084 tỷ đồng, trong đó có nguồn lực đáng kể từ người dân và doanh nghiệp trong tỉnh; nhiều địa phương hoàn thành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM do Chính phủ đề ra giai đoạn 2010-2020.

Tính đến 30/9/2020, toàn tỉnh đã có 56 xã/97 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 57,8%; số tiêu chí bình quân đạt 16,7 tiêu chí/xã (cao hơn mức bình quân cả nước 0,5 tiêu chí). Toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2020 có 62/97 xã đạt chuẩn, tương ứng 63,8%, vượt 4,8% so với chỉ tiêu kế hoạch. Có 2 đơn vị cấp huyện, thị đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là huyện Quảng Điền và TX. Hương Thủy.

Tham quan mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Phú Lộc

Quá trình thường xuyên

Theo Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, từ thực tiễn triển khai xây dựng NTM trong 10 năm qua, để nâng cao hiệu quả và bảo đảm tính bền vững của sự nghiệp xây dựng NTM, giai đoạn đến cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình với quan điểm xây dựng NTM là một quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi động nhưng không có điểm kết thúc; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng chương trình xây dựng NTM, trong đó lấy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân làm trọng tâm, đẩy mạnh bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường, cảnh quan. Xây dựng vùng nông thôn của tỉnh ngày càng xanh, sạch, sáng, thực sự trở thành miền quê đáng sống.

Ông Phạm Quyền cho rằng, để thực hiện được mục tiêu đó, ngoài tiếp tục tăng cường và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào chương trình, cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những giải pháp cơ bản và lâu dài trong xây dựng NTM.

Theo đó, các địa phương cần tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp với phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ an toàn sinh học; tăng cường sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trong chương trình NTM, triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; đẩy mạnh các hình thức hợp tác, liên kết phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch làng nghề,... để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản ở nông thôn. Trong đó, ưu tiên nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh đáp ứng yêu cầu mức đạt chuẩn mới; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn kết nối với đô thị, kết nối liên xã, liên huyện.

Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng NTM, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình và nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích huy động nguồn lực tại chỗ, nguồn lực huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong xây dựng NTM.

Các địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân cũng như yêu cầu của Bộ tiêu chí sau năm 2020. Xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp, hình thành các vùng quê đáng sống. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh” gắn với duy trì thực hiện tốt Đề án Ngày Chủ nhật xanh.

Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh nhận định, ngoài thành tựu đã đạt được, kết quả xây dựng NTM một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là đối với các xã miền núi, xã bãi ngang ven biển. Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, nhiều xã, nhiều tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, việc duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí NTM sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Return to top