ClockThứ Sáu, 25/06/2021 15:32

Xây dựng nông thôn mới gắn giảm nghèo bền vững

TTH - Từ năm 2010 đến nay, mặt trận các cấp trong tỉnh đã vận động Nhân dân hiến đất, tháo dỡ tường rào, đóng góp tiền mặt và ngày công với tổng trị giá hơn 745 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương.

Mục tiêu kép cho xây dựng nông thôn mớiVùng chiến khu xưa cán đích nông thôn mớiNam Đông: Gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế vườn

Đội ngũ làm công tác dân vận Thành ủy Huế vận động người dân mở rộng các tuyến đường kiệt (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Lan tỏa phong trào xây dựng NTM

Là xã thuần nông của huyện Quảng Điền, những năm gần đây, bộ mặt NTM của Quảng Phú không ngừng đổi thay.

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Quảng Phú, ông Trần Công Chính thông tin: Hơn 10 năm qua, người dân Quảng Phú đã đóng góp gần 9.000 ngày công, tự nguyện hiến gần 10.500m2 đất và tài sản gắn liền trên đất để xây dựng NTM; tỷ lệ cứng hóa các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đạt 100%. Bằng nguồn vốn đóng góp của Nhân dân và các nguồn hộ trợ khác, chính quyền xã đã xây dựng và sửa chữa 8 nhà văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho người dân.

Phong An (Phong Điền) được UBND tỉnh công nhận là xã NTM từ năm 2015. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn xã

“Đến nay, người dân trong xã đã tự nguyện hiến gần 74.000m2 đất các loại với tổng trị giá hơn 8,3 tỷ đồng để xây dựng các công trình công cộng, phục vụ dân sinh. Qua vận động, người dân đã cải tạo hàng chục ha vườn tạp kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả; chủ động chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen nuôi cá... có thu nhập cao hơn. Nếu như năm 2012, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã là 22 triệu đồng/người/năm thì nay đã tăng lên 45 triệu đồng/người/năm. Hiện nay Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn xã đã và đang nỗ lực trở thành phường vào năm 2022”, Chủ tịch UBND xã Phong An, ông Trần Công Phước chia sẻ. 

Tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục

Thông qua phong trào xây dựng NTM  trong toàn tỉnh đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm. Nếu như năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh là 8,36% thì đến nay còn khoảng 3,45%; thu hẹp khoảng cách chênh lệch về nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Nhờ sự vào cuộc đồng bộ, phù hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương và toàn xã hội thời gian qua trong thực hiện phong trào xây dựng NTM gắn với công tác giảm nghèo bền vững đã góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người nghèo, hộ nghèo. Người nghèo, người yếu thế đều được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, các chính sách để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến khẳng định, chính bằng mô hình, phong trào cụ thể từ tỉnh đến cơ sở đã tạo động lực thúc đẩy bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, góp phần không nhỏ trong công cuộc giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Ngoài sự đồng thuận của người dân thì lãnh đạo các địa phương phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo; xem nhiệm vụ giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững năm 2021 và giai đoạn 2022-2025, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, cơ chế, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững đến các cấp, các ngành và địa phương; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến và đồng thuận của toàn xã hội. Ngoài tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng NTM, những chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cũng được triển khai hiệu quả để thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top