ClockThứ Năm, 01/08/2019 10:06

Xuất khẩu nông, thủy sản: EVFTA mới chỉ là 'cánh cửa'

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) không chỉ mở ra cánh cửa lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam mà còn là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực canh tranh. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội phục vụ nhu cầu phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức phải vượt qua.

Hiệp định EVFTA và IPA: Tăng cường tương tác giữa khu vực công và tưHiệp định EVFTA: Mở ra thị trường mới cho ngành thépNgành dệt may tăng cường liên kết để tận dụng cơ hội từ EVFTAGiới doanh nghiệp EU hy vọng EVFTA sớm được phê chuẩnEVFTA có thể giúp xuất khẩu dệt may vượt mốc 40 tỷ USD trong năm nayHàng loạt cam kết mạnh mẽ của Việt Nam và EU trong EVFTA và IPA

Dây chuyền chế biến, sơ chế hoa quả xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Cơ hội lớn

Bà Nguyễn Sơn Trà, Phó Trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương cho biết, EVFTA là hiệp định thương mại có ý nghĩa đặc biệt với ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam, bởi trong hầu hết các FTA mà Việt Nam có trước đây, nông lâm thủy sản luôn được xem là nhóm hàng nhạy cảm và các đối tác đều rất “e dè” khi mở cửa. Trong khi đó, với EU, nông lâm thủy sản Việt Nam gần như được mở cửa toàn bộ.

Cụ thể, các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa quả, hoa tươi, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, mật ong tự nhiên cơ bản được xóa bỏ thuế ngay; gạo tấm, sản phẩm từ gạo xóa bỏ thuế trong vòng 3 - 5 năm, gạo xay xát, gạo thơm áp dụng hạn ngạch thuế quan 80.000 tấn/năm. Với thủy sản, thuế suất trung bình hiện tại là 6 - 22%, nhưng khi EVFTA có hiệu lực thì 50% số dòng thuế được xóa bỏ ngay, số còn lại cũng được xóa bỏ sau 3 đến 7 năm.

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn chia sẻ, EU là một trong những thị trường xuất khẩu cá tra quan trọng nhất của Việt Nam nhiều năm qua. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cá tra chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả từ nhiều loại cá thịt trắng khác nên kim ngạch xuất khẩu có phần giảm sút. Mức thuế xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam vào EU hiện nay là 5,5%, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 300 triệu USD/năm.

Khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế xuất khẩu được đưa về 0% sẽ là yếu tố giúp giá cá tra cạnh tranh hơn, kích thích sức mua của người tiêu dùng EU. Với việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe mà EU đưa ra trong EVFTA, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam cũng kỳ vọng sẽ tạo dựng lại uy tín, hình ảnh cá tra trong mắt người tiêu dùng. Từ đó, khôi phục lại giá trị  xuất khẩu 500 triệu USD/năm trong 2 - 3 năm tới.

Trong khi đó, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam vào EU tăng đều trong vài năm trở lại đây, nhưng cũng mới chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau củ quả và chưa phản ánh đúng tiềm năng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Theo ông Huỳnh Phúc Nguyên, hai khó khăn với rau củ quả Việt Nam ở thị trường châu Âu thời gian qua chính là thuế nhập khẩu cao (từ 10 - 17% giá trị hàng và phí vận chuyển) và tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, đặc biệt là dư lượng hóa chất trong trái cây. Khi EVFTA được thực thi, hàng rào thuế quan được dở bỏ, rau củ quả Việt Nam sẽ tăng được sức cạnh tranh về giá với các loại rau củ quả nhiệt đới nhập khẩu từ nước khác.

Ông Lê Kỳ Anh, đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhận định, EVFTA là cơ hội rất lớn cho hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam. Nếu như xuất khẩu 1 đôi giày có giá 100 Euro thì doanh nghiệp Việt Nam chỉ thu về 2 Euro từ tiền gia công. Trong khi đó, nông lâm thủy sản hầu hết được sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam nên khi xuất khẩu sẽ thu về toàn bộ giá trị.

Ngoài việc tăng kim ngạch xuất khẩu, EVFTA cũng sẽ tạo động lực thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các doanh nghiệp, tập đoàn của châu Âu vào nông nghiệp Việt Nam. Từ đó, phát triển hoạt động chuyển giao kỹ thuật canh tác, sản xuất, chế biến gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam một cách bền vững.

Biến thách thức thành mục tiêu

Cơ hội cho nông sản Việt Nam vào EU đã được nhiều chuyên gia khẳng định, nhưng EVFTA cũng như bất cứ hiệp định thương mại tự do nào luôn hướng tới mục tiêu cân bằng lợi ích cho cả hai bên, những cam kết về mặt ưu đãi thuế quan luôn đi liền với những yêu cầu, tiêu chuẩn phải đáp ứng.

Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, thị trường EU có thể xem là một trong những thị trường có yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao nhất thế giới hiện nay. Đặc biệt với nông sản, thủy sản, EU không chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, dư lượng hóa chất khắt khe, mà còn chú trọng đến yếu tố môi trường, phát triển bền vững, an sinh động vật...

Nhiều thị trường thành viên EU thậm chí có thể yêu cầu trong một sản phẩm trái cây không được chứa quá 4 loại hóa chất, kể cả hàm lượng các chất đều dưới ngưỡng cho phép. Trong khi đó, việc kiểm soát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều bất cập; sản lượng nông sản sản xuất theo các tiêu chuẩn cụ thể như VietGAP, GlobalGAP, HACCAP còn khiêm tốn.

“Nếu xuất khẩu rau củ quả tươi vào EU, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nước khác do khoảng cách địa lý. Vì vậy, dư địa cho Việt Nam chính là sản phẩm chế biến nhưng đây cũng chính là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Cả nước hiện có khoảng 150 cơ sở chế biến nông sản, phần lớn trong số đó mới chỉ sơ chế trái cây với công nghệ cũ, chưa tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm”, ông Đặng Phúc Nguyên nêu thực tế.

Chính vì vậy, EVFTA chỉ mới là cánh cửa cho sản phẩm rau củ quả nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung. Còn muốn chinh phục thị trường EU, nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp Việt phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nông sản. Giải pháp khả quan nhất chính là xây dựng các vùng nguyên liệu, nông trại được kiểm soát chặt chẽ theo quy trình sản xuất sạch, an toàn, ổn định cả về chất lượng lẫn số lượng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư vào công nghệ, thiết bị chế biến và chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt trên thị trường; đồng thời, giải quyết bài toán dư thừa nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch.

Trong khi đó, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm cho rằng, cắt giảm thuế quan chỉ là lợi thế mang tính thời điểm. Còn muốn tiếp cận và phát triển thị phần ở châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã hội để có giải pháp đáp ứng.

Với một thị trường rộng lớn, đa dạng và liên tục thay đổi xu hướng tiêu dùng như EU, doanh nghiệp phải tăng cường khả năng nhận diện, kích cầu bằng cách xây dựng thương hiệu, thường xuyên nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao.

Các chuyên gia nhấn mạnh, với EVFTA nói riêng, các FTA thế hệ mới nói chung, doanh nghiệp phải nắm vững các cam kết của Việt Nam và đối tác, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn. Đồng thời, danh nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài, tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất - cung ứng của ngành hàng ở quy mô lớn.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách nhìn nhận đối với những tiêu chuẩn kỹ thuật, không coi đó là rào cản mà là mục tiêu để chinh phục nhằm đạt tới năng lực cạnh tranh cao hơn và phát triển bền vững hơn.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Return to top