ClockChủ Nhật, 30/10/2022 06:14

Phát triển bán hàng đa kênh

TTH - Sự phát triển nhanh của công nghệ 4.0 đã tác động lớn đến việc mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, bán hàng đa kênh đang là xu hướng thương mại mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh và tiểu thương các chợ.

Sàn thương mại điện tử giao hàng xuyên tết phục vụ người tiêu dùngCông nghệ số - “chìa khóa” cho thanh toán không dùng tiền mặtCam kết không chở vật liệu xây dựng, hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, quá tải

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn TP. Huế tham gia các khóa đào tạo để phát triển các kênh bán hàng hiện đại

TP. Huế là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3, 4 sao được đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Song do các cơ sở sản xuất chưa nắm bắt các thông tin để quảng bá, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm, chưa tiếp cận với khách hàng thông qua kênh bán hàng online, Facebook, Zalo… nên nhiều sản phẩm vẫn chưa vươn xa và chưa mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo chị Nguyễn Thị Gái, cơ sở chế biến thủy hải sản Thuận An, TP. Huế, với kinh nghiệm hơn 20 năm sản xuất các sản phẩm đặc sản vùng biển như nước mắm, ruốc, cá khô, mắm…, nhiều sản phẩm được người dân gửi sang tận Mỹ, Canada, TP. Hồ Chí Minh…, song đến nay cơ sở vẫn chủ yếu bán hàng trực tiếp tại nhà nên doanh số thấp, lợi nhuận chưa cao. Nếu tiếp cận được các kênh bán hàng hiện đại chắc chắn sản phẩm sẽ quảng bá và tiêu thụ rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố lớn.

Để đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, DN trên địa bàn, mới đây UBND TP. Huế tổ chức khóa đào tạo huấn luyện chuyên sâu về bán hàng trên sàn TMĐT. Tại đây, các chủ DN, hộ kinh doanh nắm bắt được các chuyên đề chuyên sâu về bán hàng trên sàn TMĐT, như: thấu hiểu Digital marketing; khách hàng online và kỹ thuật chốt Sale; tối ưu hóa SEO, viết content Facebook; kỹ thuật tiếp cận khách hàng mục tiêu trên google và Facebook… Hơn thế, nhiều thông tin, kỹ năng bổ ích như phương pháp phân tích thị trường đánh giá đối thủ; xây top sản phẩm trên Shopee; tăng tỷ lệ chuyển đổi, giá trị đơn hàng… cũng được các chuyên gia chia sẻ nhằm giúp các cơ sở tiếp cận với phương pháp bán hàng đa kênh để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tại chợ Đông Ba, giữa tháng 10/2022, hàng trăm tiểu thương được truyền cảm hứng “Người bán hàng hạnh phúc” do Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức. Chương trình đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích về chăm sóc khách hàng, gia tăng doanh thu với nghệ thuật trưng bày hàng hóa, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, quản lý tài chính và cơ cấu chi phí mặt hàng, bán hàng online… Không chỉ được “truyền lửa” để phát triển kinh doanh, mở rộng các kênh bán hàng hiện đại, tiểu thương còn được truyền cảm hứng để yêu công việc khi nhận ra ý nghĩa công việc mình làm; khai mở tư duy bán hàng là người phục vụ khách hàng; đồng thời thảo luận về cân bằng trong cuộc sống để vừa kinh doanh giỏi, vừa hạnh phúc, tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong công việc.

Theo chuyên gia triển khai Digital Marketing, Sale & xây dựng hệ thống vận hành DN, bán hàng đa kênh là một dạng mô hình tiếp thị khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Mô hình này cho phép chủ cơ sở, nhân viên bán hàng nhận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn bằng cách tạo ra nhiều hình thức mua hàng. Các nền tảng quản lý bán hàng đa kênh là mục tiêu mà nhiều nhà quản lý muốn hướng đến cho mô hình của mình.

Theo đó, bán hàng đa kênh Facebook, Shopee, Tiki, Lazada,... cần phải mở từng đơn hàng, chỉnh sửa trong mọi ứng dụng/website. Thay vì phải tốn nhân công và chi phí quản lý riêng cho từng kênh giờ đây các cơ sở có thể quản lý đầy đủ tất cả các sản phẩm, phục vụ khách hàng, theo dõi lô hàng, kiểm soát hàng tồn kho, quản lý nhân viên, nhà cung cấp, thông tin khách hàng,… trên nhiều nền tảng cùng lúc nhờ giải pháp quản lý bán hàng đa kênh. Đây là những ưu điểm mà kênh bán hàng truyền thống không thực hiện được. Do vậy phát triển bán hàng đa kênh sẽ giúp các DN, cơ sở kinh doanh và tiểu thương có cơ hội tiếp cận công nghệ, phát triển thị trường mới để tăng doanh thu, doanh số bán hàng.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top