ClockChủ Nhật, 31/10/2021 14:21

Phục hồi sản xuất công nghiệp theo các nhóm ‘nguy cơ’

Nhiều địa phương đã phân loại doanh nghiệp theo 3 nhóm nguy cơ là: ít nguy cơ, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình, để ứng phó, thích nghi, nối lại chuỗi sản xuất.

Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất“Mở rào” cho doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việcThích ứng an toàn, phục hồi sản xuấtThủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp

Phục hồi sản xuất công nghiệp theo các nhóm ‘nguy cơ’.

Theo Bộ Công Thương, dịch COVID-19 đã trong tầm kiểm soát nhưng vẫn chưa hết nguy cơ, các địa phương đã triển khai nhiều kịch bản để ứng phó, thích nghi, nối lại chuỗi sản xuất, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho người dân.

Ngoài phương án sản xuất 3 tại chỗ, doanh nghiệp đã triển khai phương án cho người lao động đi về hàng ngày với điều kiện đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.

Các địa phương cũng đã phân loại nhóm doanh nghiệp theo các hướng ít nguy cơ, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình.

Tại tỉnh Đồng Nai, theo đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19, trên địa bàn tỉnh có 3.328 doanh nghiệp thuộc nhóm ít nguy cơ, 695 doanh nghiệp thuộc nhóm nguy cơ thấp và 49 doanh nghiệp thuộc nhóm nguy cơ trung bình.

Tỉnh cũng đã chia ra 2 đối tượng doanh nghiệp gồm trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp.

Theo thống kê, tại các khu công nghiệp, có 429 doanh nghiệp thực hiện cùng lúc phương án “3 tại chỗ” và đi về hàng ngày với tổng số lao động là 108.302 người. Trong đó đang lưu trú là 40.851 người và đi về hàng ngày là 67.451 người.

Cùng với đó, 1.146 doanh nghiệp thực hiện phương án đi về hàng ngày, không áp dụng phương án 3 tại chỗ, với với tổng số lao động đi về hàng ngày là 376.682 người. Lũy kế đến sáng ngày 28/10, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp đạt tỷ lệ 92% với tổng số lao động đang làm việc đạt tỷ lệ 81%.

Tỉnh cũng đang ghi nhận số dự án vẫn đang tạm ngưng hoạt động là 138 dự án và số lao động vẫn chưa quay trở lại làm việc là 118.308 người.

Tại tỉnh Long An, theo ghi nhận của Tổ Công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương, hiện có khoảng 6.500/13.483 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại (chiếm khoảng 48,2% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh). Tuy nhiên, trên thực tế sau khi UBND tỉnh ban hành KH 3222/KH-UBND thì đa số các doanh nghiệp (khoảng 80%) trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại nhưng chưa kịp thời gửi phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh về cơ quan quản lý.

Trong đó, có 2.473 doanh nghiệp sản xuất trở lại hoạt động với 210.714 lao động (bao gồm số doanh nghiệp đăng ký hoạt động 3 tại chỗ trước đây, doanh nghiệp được thẩm định phương án phục hồi sản xuất theo Kế hoạch 2962/KH-UBND và số doanh nghiệp có đăng ký phương án phục hồi sản xuất mới theo KH 3222/KH-UBND).

Ngoài ra, có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu với khoảng 57.800 lao động, sau khi tỉnh áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh thì hầu hết các doanh nghiệp này cũng đã hoạt động trở lại.

Tại các khu công nghiệp Bình Dương, tính đến ngày 28/10, đã có 1.968 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt trên 96%.

Số lượng lao động trở lại làm việc trong các công ty là gần 373.000 người, đạt 76,38%. Trong đó, mô hình “3 xanh” có gần 285.000 lao động, mô hình “3 tại chỗ” có 44.211 lao động và mô hình “3 tại chỗ linh hoạt” có 43.192 người lao động.

Sau khoảng 1 tháng phục hồi sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đẩy mạnh sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2021.

Trong đó, nhiều công ty có tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt gần 100% và sản xuất khôi phục lại hoàn toàn. Hầu hết, người lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp đều đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 và đang tiến hành tiêm phủ mũi 2.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top