ClockThứ Ba, 24/04/2018 05:30

Siết chặt nuôi tôm thẻ chân trắng trên đầm phá

TTH - Theo Quyết định 72 của UBND tỉnh và Công văn số 1560 của Sở NN&PTNT, để nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) trong vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai- Lăng Cô, các tổ chức, cá nhân nuôi TTCT phải đăng ký với chính quyền địa phương sở tại và được phê duyệt của UBND huyện, thị xã.

Nguồn rong suy kiệt, nuôi cá lồng gặp khóPhú Lộc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế biển và đầm pháNuôi thành công cá trắm trên đầm phá

Việc thả nuôi ngoài tuân theo khung lịch thời vụ và hướng dẫn của Sở NN&PTNT thì cần tuân thủ một số quy định về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Theo đó, ao nuôi có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000m2 đối với những ao nuôi xây dựng sau năm 2010 và có diện tích mặt nước tối thiểu 2.000m2 đối với những ao nuôi đã được xây dựng đưa vào nuôi trước năm 2010. Hạ tầng nuôi còn phải đảm bảo các tiêu chí về ao lắng, hệ thống xử lý nước thải, khu chứa bùn thải…

Để hạn chế dịch bệnh, nuôi tôm thẻ chân trắng vùng đầm phá cần tuần thủ quy định của cơ quan chức năng

Giảm thiểu dịch bệnh

Tôm TCT là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. “Bài học” từ thị trấn Lăng Cô cho thấy, chỉ từ năm 2014 đến nay, đã có gần 100 hộ dân ồ ạt thả nuôi TTCT trái phép vùng ven đầm Lập An dẫn đến môi trường ô nhiễm, dịch bệnh. Đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp rốt ráo xử lý tình trạng này.

Ghi nhận tại xã Phú Xuân (Phú Vang) cho thấy, đến nay các hộ nuôi TTCT trên vùng đầm phá không đủ điều kiện theo Quyết định 72 năm 2014 của UBND tỉnh đã ngưng nuôi và chuyển qua nuôi cao triều xen ghép, mặc dù giá trị kinh tế không cao nhưng sản xuất bền vững hơn.

Ông H.V (thôn Thủy Diện), một hộ dân từng tham gia nuôi TTCT trái phép trên đầm phá cho biết: “Từ năm 2016, thấy các hộ dân trong thôn đào ao nuôi TTCT, tận dụng nguồn nước từ đầm phá dẫn vào, mình cũng đầu tư hồ 1.500m2 để nuôi. Mỗi vụ thả nuôi khoảng 15-20 vạn con giống, thu khoảng 2,5 tấn tôm. Vụ đầu tiên, trừ chi phí lãi được 40 triệu đồng. Đến vụ thứ 2, do hồ nuôi không đảm bảo độ sâu, diện tích và không có hệ thống lấy nước vào hồ làm môi trường ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh, gia đình tui thua lỗ cả trăm triệu đồng”.

Tại xã Lộc Điền (Phú Lộc), trước đây, tình trạng nuôi TTCT diễn ra khá nhiều, đến nay, sau khi chính quyền địa phương kiểm tra, xử phạt và siết chặt quản lý, chỉ còn một hộ đủ điều kiện nuôi theo Quyết định 72 của UBND tỉnh. Đó là hồ nuôi của ông Nguyễn Văn Phước (thôn Bạch Thạch)  có quy mô 6,7 ha với hệ thống ao lắng, ao xử lý nước thải đầy đủ. Trên diện tích 6,7 ha hiện tại, ông Phước đang thả khoảng 4 hồ nuôi, số diện tích còn lại dùng làm ao xử lý nước thải, mương thoát nước và ao lắng để lấy nước đầu vào.

Ông Phước cho biết: “Hiện nay, muốn nuôi TTCT trên đầm phá, phải tiến hành đăng ký với xã, xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn và được huyện cùng chi cục thủy sản kiểm tra phê duyệt mới được nuôi”.

Với việc đầu tư hạ tầng đầy đủ, tuân thủ kỹ thuật nuôi, kiểm soát tốt dịch bệnh, những vụ tôm gần đây ông Phước nuôi đều đạt từ 3,5-4 tấn tôm thương phẩm/hồ. Hiện nay, ông Phước đang “chạy nước” chuẩn bị hạ tầng cho vụ nuôi mới.

Tăng cường quản lý

Ông Hồ Đình Tiển, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết, toàn xã có hơn 300 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản cao triều và thấp triều với gần 600 hộ dân tham gia. Thời điểm năm 2016-2017, thấy lợi nhuận cao từ nuôi TTCT, đã có 37 hộ dân trên địa bàn lén lút đào hồ, thả nuôi TTCT. Do không tuân thủ quy trình kỹ thuật cùng hạ tầng xử lý nước thải dịch bệnh diễn ra tràn lan, môi trường ô nhiễm khiến nhiều hộ rơi vào tình trạng thua lỗ. Địa phương đã tiến hành kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp nuôi trái phép và buộc 600 hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ký cam kết không nuôi TTCT trên đầm phá khi không đủ điều kiện theo quy định. Đến nay, trên địa bàn không còn tình trạng nuôi TTCT trái phép.

Ông Hoàng Sa, Chủ tịch UBND xã Lộc Điền cho biết, trong thời gian qua, địa phương đã thực hiện các giải pháp siết chặt quản lý tình trạng nuôi TTCT ven đầm phá trên địa bàn. Theo đó, ngoài công tác tuyền truyền các văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đến các tổ chức, cá nhân; xã tiến hành phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý và kiểm tra đủ điều kiện cơ sở sản xuất của các tổ chức, cá nhân đăng ký nuôi TTCT trên địa bàn ngay từ khâu “đầu vào”. Hạn chế tình trạng vụ nuôi “vỡ lở” mới bắt tay xử lý không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn thiệt hại cho các hộ nuôi.

Đến nay, ngoài trường hợp được cấp phép nuôi TTCT vùng đầm phá là hộ ông Nguyễn Văn Phước, UBND xã Lộc Điền đã yêu cầu thêm một hộ nuôi là bà Nguyễn Thị Thùy Trang (thôn Đông An) bổ sung nâng cấp hệ thống thoát nước thải để được cơ quan chức năng  phê duyệt, cấp phép nuôi trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt an toàn giao thông dịp cuối năm

Từ ngày 15/12/2024, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) và công an các địa phương trong cả nước sẽ mở cao điểm bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Siết chặt an toàn giao thông dịp cuối năm
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản
Return to top