ClockThứ Sáu, 27/05/2022 15:50

Giải ngân tín dụng cho cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập

TTH.VN - Thông tin từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thừa Thiên Huế, đơn vị vừa giải ngân món vay đầu tiên của chương trình cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động do COVID-19.

Hỗ trợ vốn vay 350 tỷ đồng cho dự án Nhà máy xử lý nước sạch Vạn NiênChắp cánh giấc mơ an cư10.000 lượt khách hàng vay vốn tín dụng chính sách

Giải ngân vốn vay cho cơ sở mầm non tư thục

Đây là một trong những chương trình cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Theo đó, Cơ sở mẫu giáo độc lập tư thục Hoa Cúc đường Thiên Thai, Phường An Tây, Thành phố Huế được phê duyệt vay vốn ưu đãi với số vốn là 80 triệu đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng để sửa sang cơ sở vật chất và sắm sửa đồ dùng học tập cho các cháu.

Được biết, với chương trình này, cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ được vay vốn tối đa 80 triệu đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; tối đa 200 triệu đồng đối với trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục. Về thủ tục vay vốn, với mức vay dưới 100 triệu không cần tài sản đảm bảo; với mức vay từ 100 đến 200 triệu thì cần tài sản đảm bảo, NHCSXH  hướng dẫn cụ thể về tài sản đảm bảo này.

Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng với lãi suất 3,3%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn. Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay không vượt quá thời điểm ngày 31/12/2023 hoặc thời điểm hết nguồn vốn cho vay.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

Được chính quyền, hội đoàn thể hỗ trợ tư vấn một số mô hình kinh tế phù hợp, thông qua nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới đã phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước thoát nghèo bền vững.

Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo
Vay vốn nhà ở xã hội: Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 3: Vốn cần, nhưng chưa đủ

Vốn và các rào cản điều kiện thủ tục trong đầu tư phát triển nhà xã hội đang là bài toán khó trong thúc đẩy thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, cũng như khơi thông nguồn vốn cho đầu tư, phát triển nhà ở xã hội.

Vay vốn nhà ở xã hội Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 3 Vốn cần, nhưng chưa đủ
TP. Huế triển khai gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo

Nhằm tập trung huy động các nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), đảm bảo an sinh xã hội, UBND TP. Huế triển khai kế hoạch gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo.

TP Huế triển khai gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo
Kiểm tra 60 bếp ăn của cơ sở giáo dục tại TP. Huế

Ngày 10/11, Đoàn kiểm tra liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) TP. Huế kiểm tra một số bếp ăn của cơ sở giáo dục trên địa bàn. Hoạt động diễn ra tại 60 trường tiểu học, trường mầm non, cơ sở mầm non dân lập, mầm non tư thục có bán trú.

Kiểm tra 60 bếp ăn của cơ sở giáo dục tại TP Huế
Vay vốn mua nhà ở xã hội vẫn khó

Đầu tư phát triển nhà ở xã hội không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, mà còn có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ an sinh xã hội, cũng như thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nhà ở của tỉnh đến năm 2025. Tuy nhiên, việc người dân khó tiếp cận với chương trình vay vốn để mua các dự án nhà ở xã hội đang phần nào ảnh hưởng đến chương trình này.

Vay vốn mua nhà ở xã hội vẫn khó

TIN MỚI

Return to top