ClockThứ Hai, 10/01/2022 06:36

Tái diễn nạn khai thác hủy diệt thủy sản

TTH - Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng khai thác nguồn lợi thủy sản (NLTS) bằng xung điện trên vùng đầm phá lại tái diễn.

Cứu nguồn lợi thủy sảnChưa mạnh tay để ngăn chặnĐầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang “cầu cứu”

Người dân đánh bắt thủy sản 

Không ngang nhiên, manh động như trước, nạn khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang thời gian gần đây diễn ra khá tinh vi, chủ yếu lén lút vào đêm khuya. Sở dĩ tình trạng khai thác thủy sản trái phép cứ tái diễn do nguồn thu nhập khá cao. Chỉ một chiếc bình ắc quy, một bộ kích điện, mỗi đêm người vi phạm có thể “rà” cả hàng chục kg thủy sản các loại, thu nhập vài triệu đồng.

Ngư dân xã Hương Phong (TP. Huế) phản ánh, một thời gian khá dài, NLTS trên vùng đầm phá bị khai thác quá mức. Một số loài có giá trị như bống thệ, chình, dìa, mú, nâu… tự nhiên gần như mất hút khỏi vùng đầm phá. Chừng 5 năm nay, nhờ quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt gắn với tái tạo NLTS nên nhiều loài cá xuất hiện trở lại, một số loài có giá trị kinh tế tương đối dồi dào.

Nạn khai thác hủy diệt như xung điện tái diễn có nguy cơ làm NLTS bị đe dọa, nếu không kịp thời ngăn chặn, ảnh hưởng đến nguồn sinh kế khiến người dân lo lắng. Từ sau những đợt mưa lũ cuối năm vừa qua, người dân sống ven sông Hương, vùng đầm phá xã Hương Phong chứng kiến nhiều người vào đánh bắt thủy sản bằng xung điện trên vùng đầm phá thuộc địa bàn xã. Một số đối tượng bị ngư dân phát hiện là người dân địa phương, còn lại phần lớn đến từ các nơi khác.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hương Phong, ông Trần Viết Chức thông tin, nạn khai thác thủy sản bằng xung điện tái diễn trong thời gian gần đây, nhất là từ sau các đợt mưa bão cuối năm vừa qua. Công an, chi hội nghề cá (CHNC) tại địa phương tổ chức tuần tra, phát hiện và truy đuổi hàng chục đối tượng, phương tiện vi phạm. Hầu hết nạn khai thác hủy diệt diễn ra đêm khuya, khó phát hiện, người vi phạm thường nhanh chân tẩu thoát khi phát hiện lực lượng chức năng.

Quá trình tẩu thoát, đối tượng vi phạm thường hủy bỏ bình ắc quy và các dụng cụ xung điện xuống sông, đầm phá để phi tang. Ông Chức khẳng định, địa phương và lực lượng chức năng sẽ xử phạt nặng theo quy định nếu phát hiện và bắt giữ các trường hợp vi phạm. Trong khi chưa thể “bắt tận tay” để xử lý, răn đe, chính quyền địa phương cùng với các CHNC tiếp tục tổ chức tuần tra, truy đuổi và tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ NLTS đối với người dân.

Tình trạng khai thác hủy diệt thủy sản bằng xung điện cũng đang tái diễn tại một số địa phương vùng đầm phá Tam Giang. Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, ông Phan Đăng Bảo cho rằng, những ngày sau bão lũ, nguồn lợi trên sông, đầm phá thường dồi dào, người dân tranh thủ khai thác, trong đó có một bộ phận lén lút đánh bắt bằng xung điện vào đêm khuya. Các CHNC, lực lượng công an đang tổ chức tuần tra, phục kích nhằm truy bắt đối tượng vi phạm để răn đe, xử phạt.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (CCTS) tỉnh, ông Võ Giang cho rằng, mặc dù không phổ biến như nhiều năm trước, nhưng nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện, mang tính hủy diệt tái diễn trong thời gian gần đây cũng là điều đáng lo ngại. Nếu không ngăn chặn, răn đe kịp thời thì tình trạng này có nguy cơ ngày càng phổ biến, tiếp tục đe dọa NLTS đầm phá.

Nhận thông tin phản ánh từ người dân, những ngày qua, các lực lượng tổ chức tuần tra trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, truy đuổi nhiều đối tượng nghi đánh bắt thủy sản trái phép. Tính từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản cùng với các địa phương tổ chức 50 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; trong đó 18 đợt tuần tra đầm phá, nội đồng, còn lại trên biển và hoạt động nuôi trồng thủy sản. Lực lượng chức năng lập biên bản 5 vụ vi phạm khai thác NLTS trái phép, xử phạt hành chính 3 trường hợp với số tiền 10 triệu đồng, tịch thu 4 bộ dụng cụ kích điện và 1 vàng lưới vây…

Năm qua, CCTS tỉnh triển khai các hoạt động bảo vệ gắn với tái tạo NLTS bằng việc thả thủy sản xuống sông, đầm phá với số lượng gần 1,7 triệu con giống, tăng hơn bảy lần so với năm trước. Nguồn giống được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và từ dự án LUX VIE/433, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Đối với vùng nước ngọt, CCTS tổ chức tái tạo NLTS trên sông Hương với các loại cá lóc, trê, trắm, mè. Với vùng nước lợ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được tổ chức thả chủ yếu tôm giống, cua, cá dìa, cá hanh giống. Riêng vùng biển tổ chức thả tôm sú trưởng thành với mục đích bổ sung đàn tôm sú bố mẹ, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh trưởng, sinh sản nhằm cân bằng môi trường hệ sinh thái vùng biển và đầm phá đang bị ảnh hưởng.

Theo ông Võ Giang, khó khăn lớn hiện nay đối với hoạt động tuần tra, truy bắt đối tượng vi phạm là phương tiện của các CHNC còn thô sơ. Ngoài một số đò gắn máy công suất nhỏ, nhiều CHNC còn sử dụng xuồng đuôi tôm để tuần tra, xua đuổi người vi phạm. Các CHNC tại các địa phương cần được hỗ trợ, trang bị đò máy công suất lớn từ 24CV trở lên, hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho các chuyến tuần tra kéo dài trên sông, đầm phá.

Bài, ảnh: HOÀNG THẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top