ClockThứ Tư, 28/02/2024 06:37

Tận dụng lợi thế khai thác hải sản bền vững và hiệu quả

TTH - Tại buổi lễ xuất quân đánh bắt vụ cá nam đầu năm nay diễn ra ngày 21/2 vừa qua, ngành thủy sản đã nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu sản lượng khai thác năm nay đạt 42 ngàn tấn.
HN - Phú Thăng
  • HN - Phú Thăng

Hướng đến nuôi thủy đặc sản bền vữngKhai thác tiềm năng biển, đầm phá bền vữngCơ hội và thách thức cho ngành thủy sản

 Vươn khơi đầu năm

Ngay sau buổi lễ xuất quân đánh bắt vụ cá nam diễn ra tại vùng biển phường Thuận An (TP. Huế), mấy ngày nay thời tiết thuận lợi, là những “ngày lành, tháng tốt” đầu năm mới, nhiều tàu xa bờ của ngư dân các địa phương tranh thủ xông biển đầu năm. Chuyến biển này không chỉ có ý nghĩa “cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu”, mà còn là chuyến biển chính của vụ cá nam đầu năm nay. Đây thường là những chuyến biển mang đầy hy vọng một vụ mùa bội thu.

Ông Trần Văn Chiến, chủ tàu cá vỏ thép ở Phú Thuận (Phú Vang) cho rằng, nhiều năm rồi vụ đánh bắt cá nam đầu năm có được thời tiết rất thuận lợi. Thời tiết trên biển và cả đất liền rất đẹp, hứa hẹn sẽ có chuyến biển kéo dài ngày mang về một lượng lớn sản phẩm. Trước khi tổ chức chuyến biển đầu năm này, ông Chiến cũng như nhiều chủ tàu đầu tư sửa chữa, nâng cấp ngư lưới cụ, đặc biệt nhiều tàu còn mua sắm thiết bị dò cá hiện đại để phù hợp với yêu cầu khai thác vùng biển xa.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đình Đức chia sẻ, hệ thống đầm phá và vùng biển rộng lớn, Thừa Thiên Huế có lợi thế lớn trong khai thác và chế biến thủy, hải sản. Trong đó, khai thác biển được xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế, xã hội của các vùng bãi ngang ven biển và toàn tỉnh nói chung. Thực tế cho thấy, đời sống ngư dân, diện mạo các vùng ven biển có nhiều đổi mới, một phần dựa vào nghề khai thác biển và chế biến thủy, hải sản.

Trong điều kiện khai thác vùng lộng còn nhiều khó khăn do nguồn lợi hải sản không dồi dào như nhiều năm trước, ngư dân từng bước đầu tư cải hoán, đóng mới tàu công suất lớn để chuyển sang vươn khơi, đánh bắt xa bờ. Điều này dễ thấy, trong khi số lượng thuyền bãi ngang từ hơn 2.000 chiếc toàn tỉnh, nay giảm còn khoảng 1.900 chiếc thì số tàu đánh bắt xa bờ ngày càng tăng. Hiện tổng số tàu cá đánh bắt xa bờ toàn tỉnh đã đăng ký đưa vào sử dụng 676 chiếc, trong đó tàu cá xa bờ có chiều dài từ 15 mét trở lên 433 chiếc.

Có tàu công suất lớn, ngư dân tiếp tục đa dạng, nâng cấp hệ thống thiết bị, ngư, lưới cụ, từng bước hiện đại hóa máy dò cá để khai thác hiệu quả hơn. Việc hiện đại thiết bị dò cá là điều kiện bắt buộc trước xu hướng ngày càng vươn đến vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa để khai thác hải sản có giá trị kinh tế.

Tính riêng năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 392 tàu cá đăng ký tham gia khai thác trên vùng biển xa và có khoảng 1.439 chuyến khai thác vùng biển xa. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả khai thác biển, mà còn góp phần củng cố an ninh quốc phòng toàn dân ở vùng biển Hoàng Sa.

Năm nay, ngành thủy sản cùng với các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động chống khai thác IUU (hoạt động đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý) theo kế hoạch, hành động của Trung ương và địa phương. Tính riêng năm vừa qua, tàu cá Thừa Thiên Huế không vi phạm đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài. Có 433 tàu cá lắp giám sát hành trình tàu cá (VMS) đúng quy định pháp luật, chiếm 100%. Việc nâng cấp đầu tư trang thiết bị hoàn chỉnh tại trạm bờ và Văn phòng Đại diện Kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Thuận An được quan tâm, cơ bản đáp ứng yêu cầu vận hành phục vụ công tác kiểm soát tàu cá chặt chẽ.

Ông Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh, năm nay là năm tiếp theo trong giai đoạn 2021-2025 về phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngành thủy sản và các địa phương cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng hiệu quả cao theo đúng định hướng của tỉnh về kế hoạch, hành động triển khai thực hiện chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để đạt mục tiêu, chỉ tiêu, ngành thủy sản tổ chức phát triển hiệu quả các nghề khai thác hải sản vùng khơi, gắn với các vùng biển chủ quyền quốc gia. Đội tàu công suất lớn, có trang thiết bị hiện đại, bảo quản đông lạnh, hoặc đầu tư hầm bảo quản công nghệ hiện đại... để tăng chất lượng sản phẩm trên tàu xa bờ được tiếp tục đầu tư phát triển.

Đồng thời, triển khai đăng ký, đăng kiểm tàu cá trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tất cả các tàu cá được đăng ký theo quy định; kết hợp xây dựng và triển khai điều tra tổng thể trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Thừa Thiên Huế định kỳ 5 năm/lần để làm cơ sở xác định, điều chỉnh hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản phù hợp.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả
Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, tài nguyên du lịch là lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch chuyên đề.

Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Return to top