ClockThứ Tư, 10/04/2024 06:39

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

TTH - Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạngVươn lên phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sáchHỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

 Agribank phối hợp với Hội LHPN triển khai các tổ vay vốn

Tín dụng tiếp sức cho phụ nữ

Sau khi chồng mất vì bệnh nặng, chị Châu Thị Yến, thôn Hiền An, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền phải một thân một mình bươn chải nuôi 3 đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. Ngoài làm nông, buôn bán, chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã và hội viên tin tưởng bầu phụ trách Tổ trưởng Tổ kiếm kiệm và vay vốn thôn Hiền An. Cũng nhờ đó, chị biết đến nhiều hơn các chương trình tín dụng ưu đãi đang được triển khai. Nhờ nguồn vốn này, chị có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế gia đình, mua sắm thiết bị đồ dùng học tập cho con cũng như có cơ hội để vượt qua những khó khăn, rào cản của một người mẹ đơn thân.

Có dịp được hàn huyên cùng chị trong một chuyến tác nghiệp, vẻ lạc quan, yêu đời dù đời sống kinh tế không mấy khá giả của chị đã tạo cho chúng tôi những ấn tượng không thể nào quên.

Theo chị Châu Thị Yến, với những phụ nữ nông thôn lại đơn thân như mình, nếu không có nguồn vốn tín dụng chính sách sẵn sàng hỗ trợ vay vốn khi có nhu cầu thì thật sự rất khó phát triển kinh tế. Thời gian qua chị được tiếp cận với rất nhiều chương trình tín dụng ưu đãi như: giải quyết việc làm, xây dựng và sửa chữa nhà ở hay mua sắm thiết bị điện tử phục vụ cho con cái học hành… Đây là một may mắn lớn của chị và các con bởi nguồn vốn ưu đãi này vừa góp phần giải quyết khó khăn, vừa giúp chị vững vàng hơn để động viên các con theo đuổi sự nghiệp học tập.

Chị nói: “Nhận thức được điều đó, mình càng tâm huyết hơn với vai trò là "cầu nối" giúp nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến với chị em phụ nữ trên địa bàn”.

Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận vốn tín dụng nói chung và nguồn vốn tín dụng chính sách riêng, song, có thể khẳng định các hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đang là một điểm tựa hữu hiệu giúp giải quyết được hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới đó là tạo việc làm và phát triển kinh tế cho phụ nữ.

Thêm cơ hội tiếp cận tín dụng

Thực tế, không riêng NHCSXH mà nhiều ngân hàng khác trên địa bàn đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, không phân biệt nam, nữ nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Riêng đối với doanh nghiệp, các ngân hàng cũng đã triển khai các sản phẩm dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp có ban lãnh đạo là nữ. Các ngân hàng như NHCSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng tăng cường công tác phối hợp với hội LHPN các cấp tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ về sử dụng vốn vay đúng mục đích, ý thức trả nợ và thói quen tiết kiệm; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay…

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cho thấy, hiện có nhiều ngân hàng đang thực hiện cho vay dưới hình thức ủy thác (hoặc có thỏa thuận phối hợp) thông qua các cấp hội phụ nữ. Trong đó chủ yếu tập trung ở NHCSXH với việc duy trì phối hợp 1.242 tổ tiết kiệm vay vốn tại 9 huyện/thị xã và thành phố Huế, dư nợ ủy thác là 2.418 tỷ đồng với 53.617 khách hàng vay vốn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức cho vay thông qua các tổ vay vốn do hội phụ nữ quản lý với 902 thành viên, 59 tổ vay vốn, dư nợ cho vay gần 90 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Huế thực hiện cho vay thông qua mô hình tổ liên kết với hội phụ nữ với dư nợ hiện nay khoảng hơn 207 tỷ đồng.

Không thể phủ nhận, việc tiếp cận vốn ủy thác thông qua hội LHPN các cấp đã mang lại những hiệu quả tích cực. Khi nhờ nguồn vốn này, các hội viên, phụ nữ đã biết phát huy hiệu quả nguồn vốn từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần hạn chế tín dụng đen. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tập huấn cũng được quan tâm giúp cho việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý vốn vay ngày càng hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Để góp phần thực hiện hiệu quả hơn hoạt động phối hợp ủy thác cho vay hướng đến thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cho phụ nữ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và thúc đẩy tín dụng đến gần hơn với các đối tượng yếu thế theo tinh thần của chương trình tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn, mới đây, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cùng Hội LHPN tỉnh đã triển khai chương trình phối hợp giữa hai đơn vị.

Theo đó, hai đơn vị đã cùng nhau trao đổi và có những định hướng trong hoạt động đồng hành, phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên, phụ nữ trong tỉnh được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, nhất là tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, tín dụng chính sách, cho vay doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ.

Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh chia sẻ, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục chỉ đạo NHCSXH tỉnh cũng như các ngân hàng thương mại tăng cường triển khai các chương trình/sản phẩm tín dụng dành riêng cho đối tượng là phụ nữ. Trong đó, chú trọng đến đối tượng là phụ nữ, phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi, phụ nữ là chủ hộ gia đình và là lao động chính được tiếp cận đầy đủ các chính sách tín dụng. Đồng thời, tăng cường phối hợp với Hội LHPN tỉnh về cung cấp thông tin, kịp thời phản ánh tình hình dư luận Nhân dân về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng có định hướng tuyên truyền đúng đắn. Đặc biệt tuyên truyền ý thức tiết kiệm, sử dụng vốn vay hiệu quả và thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong cán bộ, hội viên hội phụ nữ.

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Gói ghém yêu thương

Hàng ngàn chiếc áo dài, những bộ áo quần còn mới, sạch đẹp đã được trao tặng miễn phí đến các chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Đó là những yêu thương mà hội viên phụ nữ các cơ sở hội đã gom góp...

Gói ghém yêu thương
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TIN MỚI

Return to top