ClockThứ Sáu, 10/02/2023 06:21

Thách thức trong tuần hoàn chất thải

TTH - Tuần hoàn chất thải (THCT) là kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua tái chế, tái sử dụng. Việc này vừa có lợi về kinh tế vừa có lợi về môi trường.

Tập huấn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong trường họcThúc đẩy thị trường tái chế, tái sử dụngHưởng ứng làm cho thế giới sạch hơn

Nhiều cơ sở DN kinh doanh sản xuất ở Huế theo tiêu chí xanh để hội nhập thị trường quốc tế

Chính phủ đã có những chính sách quy định trách nhiệm đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu sản phẩm và khuyến khích đối với những đơn vị xử lý chất thải tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện những quy định THCT còn nhiều rào cản.

Một công ty hoạt động tại KCN Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, hơn 2 năm nay quan tâm đầu tư nhiều máy móc, công nghệ tái sử dụng chất thải... tạo sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiệu quả này được ban, ngành chức năng địa phương đánh giá cao nhưng để đầu tư thêm phương tiện máy móc, dây chuyền giải quyết xử lý chất thải với quy mô lớn công ty vẫn chưa thực hiện được.

Đại diện lãnh đạo công ty trên chia sẻ, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 khuyến khích doanh nghiệp (DN) tái chế chất thải nhưng thông tư, nghị định hướng dẫn chưa rõ ràng, rất khó áp dụng. Nhiều DN mong muốn cho áp dụng mô hình đồng xử lý chất thải nguy hại trong nội bộ nhà máy để giảm phát sinh chất thải ra môi trường.

Hiện nay, sản xuất xanh và đầu tư xanh không chỉ là khuyến khích mà thực sự là yêu cầu tất yếu đối với các DN, đối tác thị trường nước ngoài nhằm thực hiện các cam kết tăng trưởng xanh trên toàn cầu. Nhiều nhà máy muốn chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nhưng vướng giấy phép xây dựng, phòng cháy, chữa cháy không thể lắp đặt, hòa lưới điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia để sử dụng.

Tại Diễn đàn kinh tế xanh 2022, nhiều chuyên gia cho rằng, trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, THCT là mô hình nhiều quốc gia đã áp dụng. Tại Việt Nam, mô hình này được luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN-MT) chia sẻ, THCT là dựa vào lợi ích kinh tế để kéo dài vòng đời sản phẩm. Mô hình này đem lại nhiều lợi ích, nhưng chưa thực sự phổ biến. Nguyên nhân theo ông Chinh là do nhiều DN chưa nhận thức đầy đủ, chưa chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn; nội dung kinh tế tuần hoàn mới chính thức đề cập ở Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong khi các luật khác đã ban hành trước dẫn đến bất cập, chồng chéo; việc chuyển đổi mô hình quản lý, công nghệ sản xuất hiện hữu rất khó.

Trao đổi tại hội nghị tổng kết ngành TN-MT tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều quy định, khái niệm mới. Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật cũng vậy, gây khó khăn cho DN trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất theo tiêu chí xanh, bền vững. Mong rằng, Sở TN-MT tổng hợp kiến nghị bộ, ngành Trung ương tháo gỡ, nhất là khắc phục bất cập giữa các luật; đồng thời có cơ chế miễn, giảm thuế, phí khi DN chuyển đổi mô hình quản lý, hỗ trợ truyền thông sản phẩm tuần hoàn.

THCT là một trong những tiêu chí giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Mô hình này sẽ giúp cơ sở sản xuất tiết kiệm được chi phí nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Sản phẩm, nhà máy có áp dụng mô hình THCT cũng thuận lợi đăng ký các chứng nhận, chứng chỉ để hội nhập quốc tế. Còn DN hoạt động trong lĩnh vực chất thải sẽ hạn chế tối đa chất thải đưa ra môi trường gây ô nhiễm, biến chất thải trở thành nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất khác...

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn

Với niềm đam mê chăn nuôi, trồng trọt, chị Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 1995 ở phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy bắt đầu khởi nghiệp từ mô hình “hệ sinh thái” tuần hoàn với nhiều sản phẩm đa dạng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn
Chú trọng đến EPR

EPR là cụm từ nói về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Trách nhiệm này đang được xem là mô hình hiệu quả để thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH); trong đó vai trò doanh nghiệp được thể hiện rõ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng đến nền kinh tế xanh, sạch.

Chú trọng đến EPR

TIN MỚI

Return to top