ClockChủ Nhật, 22/05/2022 14:44

Thành phố Huế - Bảo tồn di sản hay Phát triển đô thị?

TTH.VN - Xây dựng thành phố thông minh là xu thế phát triển của tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tại Thành phố Huế, việc phát triển đô thị thông minh là vấn đề được đề cập nhiều, bởi lẽ, Huế là vùng đất di sản, là cái nôi của một phần văn hóa Việt.

Phát triển kinh tế số, hoàn thiện chính quyền điện tử và đô thị thông minh là mục tiêu được TP Huế đặt ra trong năm 2022 nhằm tăng tốc quá trình phát triển đô thị hiện đại, bắt kịp xu hướng và sẵn sàng trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Bài toán phát triển đô thị thông minh tại Huế

Một  nhà nghiên cứu văn hóa Huế - cho rằng: “Việc phát triển đô thị gắn với bảo tồn di sản là vấn đề rất thú vị, một bài toán hóc búa nếu tốt thì sẽ tạo cơ hội phát triển cho Thừa Thiên Huế, còn nếu không sẽ tạo ra sự nhì nhằng cho quá trình phát triển đô thị. Vì là bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế suốt thời gian qua.

Hiện nay, TP Huế đang làm rất tốt trong công cuộc đổi mới, là vùng đất có tiềm năng phát triển rất lớn trong khu vực miền Trung. Ban lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế đang tích cực có đề ra các phương án nhằm thay đổi diện mạo của Huế theo hướng xanh, sạch, hiện đại mà vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ kính, trang nghiêm của một quần thể kiến trúc triều đại Cố đô.

Thành phố đã và đang đẩy mạnh phát triển cảnh quan đô thị, đô thị thông minh với nhiều hoạt động nhằm đưa Huế phát triển toàn diện, hiện đại, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Huế - Thành phố “thông minh”, cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Thành công của dự án NAMA Huế - Bước đệm cho sự hợp tác lâu dài của Thừa Thiên Huế và Điện Quang

Dự án “Thí điểm NAMA - hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả ở TP Huế (giảm nhẹ biến đổi khí hậu)” sử dụng nguồn ODA viện trợ không hoàn lại của Quỹ Năng lượng và khí hậu Luxembourg. Trong dự án này, Điện Quang rất vinh dự được tin tưởng và lựa chọn là đơn vị cung cấp phần thiết bị và thi công tiểu dự án thay thế đèn tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở TPHuế.

Các kỹ thuật viên không quản ngày đêm để hoàn thành hệ thống chiếu sáng Điện Quang bảo vệ đôi mắt cho cả thầy và trò tại các trường học (lấy hình này làm hình thumb)

Bên cạnh đó, Điện Quang cung cấp đèn led cho đường hầm Mũi Trâu, hoàn toàn phù hợp theo tiêu chuẩn chỉ dẫn chiếu sáng đường hầm và đường ngầm CIE 88:2004 và Tiêu chuẩn về thiết bị chiếu sáng IEC 60598 tại công trình Đường Hồ Chí Minh đoạn: La Sơn - Tuý Loan - Phân đoạn: Hầm Mũi Trâu. Đường hầm vừa thông xe vào tháng 4 vừa qua. Đây là dự án hợp tác chiến lược của Điện Quang – Schréder (tập đoàn vương quốc Bỉ) với đèn đường Ampera bên ngoài hầm và hơn 1.000 đèn GL2 bên trong 2 ống đường hầm.

Đèn Led Điện Quang được lắp đặt tại đường hầm Mũi Trâu – Hòa Vang Đà Nẵng gần TP Huế

Không chỉ là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chiếu sáng, thiết bị điện. Hiện nay, Điện Quang đã phát triển các giải pháp chiếu sáng toàn diện, đô thị thông minh, khẳng định vai trò là “tổng thầu” của công trình đô thị thông minh linh hoạt, phù hợp với mục tiêu phát triển của từng địa phương. Giải pháp “Chiếu sáng toàn diện – Đô thị thông minh, bao gồm: Giải pháp chiếu sáng thông minh Khu vực Công cộng (Outdoor); Giải pháp Cao ốc thông minh (Smart building), Văn phòng thông minh (Smart Office), Nhà thông minh (Smarthome), ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, du lịch, giáo dục, y tế, thể thao,...

Với định hướng “Chiếu sáng hiện đại, tắt không phải là tiết kiệm năng lượng, mà chuyển đổi hệ thống thông thường thành hệ thống tự động quản lí năng lượng với chi phí thấp, hiệu quả mới là tiết kiệm tối ưu.”, các sản phẩm, giải pháp Điện Quang luôn đạt được lợi thế trong tiết kiệm điện năng, phù hợp ứng dụng trong đô thị thông minh

Với năng lực và tâm huyết, Điện Quang sẽ là nhà đầu tư tiềm năng với những giải pháp hữu ích giải quyết bài toán về phát triển đô thị thông minh đồng thời gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa tại Huế.

Xem thêm thông tin: https://b2b.dienquang.com/products/dien-quang-cung-cap-giai-phap-chieu-sang-thong-minh-cho-thanh-pho/

Tại Hội thảo quốc tế “Đô thị thông minh: Kinh nghiệm của một số nước Tây, Bắc Âu và tầm nhìn Đà Nẵng” ngày 20/05/2022, Điện Quang đưa ra nhiều giải pháp để góp phần xây dựng đô thị thông minh: Giải pháp tổng thể cho đô thị thông minh; Giải pháp chiếu sáng thông minh khu vực công cộng và Giải pháp chiếu sáng - tô điểm công trình,…Quađó, Điện Quang mong muốn đồng hành cùng các đô thị ở miền Trung trong hành trình xây dựng đô thị thông minh, điểm nhấn sẽ là Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam và Bình Định.

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top