ClockThứ Ba, 31/12/2024 06:20

Thành phố “thay áo” mới

TTH - 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ươngTrao nhiều quyết định quan trọng liên quan đến Thành phố Huế trực thuộc Trung ươngCông bố các nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

 Hai quận Thuận Hóa, Phú Xuân được thành lập trên cơ sở địa bàn TP. Huế hiện hữu

Đẩy nhanh tiến độ dự án

Tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản giao đầu năm 2024 của thành phố là hơn 275 tỷ đồng cho 30 danh mục công trình, DA (trong đó có 12 công trình, DA hoàn thành, chuyển tiếp; 17 công trình, DA khởi công mới; 1 công trình DA chuẩn bị đầu tư); nguồn vốn năm trước chuyển sang, bổ sung trong năm là hơn 448 tỷ đồng.

Trong năm 2024, 7 DA trọng điểm của thành phố đã được tập trung chỉ đạo triển khai. Các khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng được tập trung tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ. Công tác thẩm định điều kiện đền bù và phương án bồi thường hỗ trợ, thu hồi đất, giao đất tái định cư đối với các DA giải tỏa trên địa bàn thành phố được tích cực thực hiện; đặc biệt là công tác đền bù tại các DA trọng điểm của thành phố, của tỉnh trong năm 2024.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban Quản lý DA Cải thiện môi trường nước TP. Huế cho biết: Từ nguồn vốn kết dư của DA, hiện nay chủ đầu tư đang triển khai 6 gói thầu xây lắp với 12 hạng mục công trình trên địa bàn thành phố và khu vực Khu đô thị mới An Vân Dương. Đối với công tác xây lắp, đến nay DA thực hiện đạt khoảng 90%, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra.

 Một góc đô thị Huế hiện hữu

Với sự đầu tư từ DA Cải thiện môi trường nước, diện mạo bộ mặt đô thị và môi trường khu vực Nam sông Hương, TP. Huế đã được cải thiện đáng kể. Việc sử dụng nguồn kết dư của DA để hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực Nam sông Hương, TP. Huế hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đề ra trong “Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt TP. Huế”, phù hợp với NQ 54-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Đồng thời, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả DA, hiệu quả nguồn vốn vay, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của thành phố.

Thành phố cùng với các sở, ban ngành có liên quan tập trung triển khai hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, đề án trọng tâm. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng, phát triển đô thị Huế với 2 quận trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có; trong đó tập trung triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công, đôn đốc hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ và đưa vào sử dụng hiệu quả các DA trọng điểm, có tính lan tỏa, tạo động lực phát triển.

Đồng bộ hạ tầng

Thời gian tới, thành phố tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống giao thông đô thị, các DA có tính kết nối, tạo động lực, lan tỏa và tạo không gian phát triển mới, phát triển đô thị bền vững, đô thị xanh. Thành phố tập trung các nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho các phường, xã mới sáp nhập. Theo đó, xây dựng kế hoạch có lộ trình, chỉ đạo việc thực hiện nâng cấp các xã lên phường theo Đề án xây dựng mô hình tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, thời gian qua, thành phố đã tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho 13 phường, xã đã sáp nhập vào thành phố, đặc biệt quan tâm đầu tư các chỉ tiêu phấn đấu đạt của 7 xã lên phường như hệ thống thoát nước, đường giao thông, điện chiếu sáng... Hoàn thiện các đồ án quy hoạch phân khu làm cơ sở kêu gọi đầu tư, đầu tư các hạ tầng theo quy hoạch. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị để hoàn thiện các DA trọng điểm của tỉnh làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Về các địa phương mới sáp nhập cho thấy, nhiều DA hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, hạ tầng khu vực biển đã và đang tiếp tục triển khai, tạo động lực phát triển kinh tế biển cũng như thu hút du khách tham quan du lịch tại các bãi tắm trên địa bàn. Thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các DA nâng cấp đô thị Huế, DA trọng điểm, chỉnh trang đô thị... theo chương trình, kế hoạch chỉnh trang đô thị của tỉnh, thành phố, như: Đường Bà Triệu, đường Dương Văn An nối dài, Quảng trường Văn hóa Huế, kè sông Hương, các tuyến đường dọc sông Như Ý, tuyến đường dọc bờ sông Hương (phía Nam) đoạn từ cầu Dã Viên đến đường Huyền Trân Công chúa, hoàn thành chỉnh trang công viên đường Lê Huân để khai thác phố đêm…

Theo UBND TP. Huế, việc đảm bảo sự đồng bộ giữa đô thị hiện hữu và các xã, phường mới sáp nhập, kết nối với trung tâm thành phố là nhiệm vụ quan trọng nên thành phố luôn chủ động, phát huy tối đa nội lực để hoàn thành mục tiêu đề ra. Để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị TP. Huế trực thuộc Trung ương, các quận Thuận Hóa, Phú Xuân dự kiến sẽ là vùng trung tâm, giữ vai trò động lực phát triển, trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ của TP. Huế trực thuộc Trung ương.

Thành phố cũng đã tập trung chỉ đạo hoàn thành 18 đồ án quy hoạch, quy chế thuộc nhiệm vụ được giao (11 Quy hoạch phân khu, 1 Quy chế quản lý kiến trúc thực hiện để phủ kín quy hoạch phân khu các phường xã và 6 đồ án Quy hoạch lập, điều chỉnh để phù hợp Quy hoạch chung đô thị tỉnh). Đến nay, các đồ án điều chỉnh quy hoạch các phường thuộc phạm vi thành phố trước khi mở rộng đã cơ bản hoàn thành trình thẩm định theo kế hoạch. Các đồ án quy hoạch các phường, xã sáp nhập vào thành phố đã hoàn thành trình thẩm định, phê duyệt và đảm bảo phủ kín 100% quy hoạch phân khu trên địa bàn TP. Huế.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị

TIN MỚI

Return to top