ClockThứ Hai, 15/07/2024 11:28

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế

TTH - Nhiều hộ dân ảnh hưởng bởi Dự án (DA) di dời dân cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực I di tích Kinh thành Huế dù đã nhận đất tái định cư (TĐC) và tiền bồi thường, nhưng vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của DA.

“Xây” Kinh thành Huế qua Minecraft

 Còn nhiều vướng mắc trong công tác GPMB khu vực Eo Bầu, phường Tây Lộc (TP. Huế)

Thực hiện Đề án di dời dân cư, GPMB khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, toàn khu vực ảnh hưởng có 4.915 hộ (2.233 hộ chính, 2.682 hộ phụ) phải di dời để trả lại mặt bằng cho di tích.

Đến tháng 7/2024, cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt bố trí TĐC 2.865 lô. Trong đó, người dân đã nhận đất 2.733 lô, còn lại 132 lô chưa nhận, đang tiếp tục tổ chức nhận đất sau khi chi trả tiền và thông báo bàn giao mặt bằng.

DA được triển khai năm 2019 với mục tiêu di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực I di tích Kinh thành Huế đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan, phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, đã có hàng ngàn hộ dân đã đến an cư, ổn định cuộc sống ở Khu TĐC Hương Sơ (TP. Huế).

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) TP. Huế, đến tháng 7/2024, hiện còn khoảng 400 hộ dân ở các khu vực Eo Bầu, Hộ Thành Hào, Đàn Xã Tắc và các khu vực khác thuộc phạm vi DA đã nhận đầy đủ chế độ chính sách nhưng chưa bàn giao mặt bằng cho di tích, làm ảnh hưởng chung đến công tác chỉnh trang khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Cụ thể, tại khu vực các Eo Bầu có 984 hộ với tổng kinh phí phê duyệt 556,5 tỷ đồng. Đến nay UBND TP. Huế đã bố trí 901 lô đất, đã có 311/376 thửa đất đã bàn giao mặt bằng. Còn lại 65 thửa đất đã thông báo bàn giao mặt bằng, nhưng các hộ dân chưa bàn giao. Nguyên nhân, do chủ sử dụng đất là người Việt Nam định cư tại nước ngoài kiến nghị bố trí TĐC cho hộ phụ và kiến nghị bố trí TĐC bằng với diện tích đất thu hồi. Đồng thời, các đồng thừa kế không thực hiện đồng thuận mà có tranh chấp, khiếu nại.

Tương tự, tại khu vực Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ có số hộ dân di dời nhiều nhất là 1.753 hộ, với tổng kinh phí phê duyệt 488,2 tỷ đồng. Đã có 338/846 thửa đất đã bàn giao mặt bằng. Còn lại 508 thửa đất chưa bàn giao mặt bằng.

Tính đến tháng 7/2024, có hơn 400 hộ dân đã nhận đất TĐC và tiền bồi thường nhưng vẫn chưa trả mặt bằng cho di tích. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ dân đang xây dựng nhà, kiến nghị bố trí thêm TĐC hộ phụ, các trường hợp diện tích nhỏ - nhân khẩu lớn, chưa thống nhất việc cử người đại diện các đồng thừa kế để nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Cơ quan chức năng đang tiếp tục vận động, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ.

Theo TTPTQĐ TP. Huế, dù khung chính sách đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong công tác GPMB, tuy nhiên, sau khi phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC thì nhiều hộ phụ có đơn kiến nghị được bố trí TĐC với các lý do nhà ở chật hẹp, do mưu sinh nên phải đi làm ăn xa nhà... Quá trình sử dụng đất qua nhiều thế hệ nên phát sinh thừa kế, do đó gặp vướng mắc liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ do các đồng thừa kế phải có văn bản cử người đại diện để nhận tiền.

Xác định GPMB khu vực 1 di tích Kinh thành Huế là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, để đẩy nhanh tiến GPMB DA, UBND TP. Huế chỉ đạo các đơn vị khẩn trương tập trung nhân lực, nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ GPMB. Các địa phương phối hợp với các ban, ngành thành phố thành lập các tổ vận động GPMB để tuyên truyền, thuyết phục, trao đổi, giải thích các chế độ, chính sách để các hộ dân chấp hành, tạo sự đồng thuận đến từ người dân.

Đồng thời, đề nghị các phường, xã tiếp tục rà soát, xác nhận nguồn gốc sử dụng đất và tình trạng sinh sống của các hộ dân bị ảnh hưởng trên cơ sở bảo đảm quyền lợi hợp pháp, tạo sự đồng thuận từ người dân, góp phần đẩy nhanh công tác GPMB, bảo đảm tiến độ thực hiện DA.

Được biết, tổng kinh phí đã bố trí cho DA là 1.880 tỷ đồng (đây là tổng kinh phí được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại khung chính sách để thực hiện giai đoạn 1 tại các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ). Tại các khu vực này đã phê duyệt với tổng số tiền 1.170 tỷ đồng. Để đảm bảo giải ngân hết nguồn vốn bố trí, HĐND tỉnh đã thông qua để bổ sung và đã triển khai thực hiện các khu vực Trấn Bình Đài, Hồ Tịnh Tâm, Đàn Xã Tắc, khu vục tiếp giáp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ và Lục Bộ tại Thượng Thư Đường Bộ Công thuộc giai đoạn 2 để thực hiện trong giai đoạn 1. Đến cuối năm 2023, UBND TP. Huế đã giải ngân 100% nguồn vốn được giao.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam

Sáng 2/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu Thương mại tự do-Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics do Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

TIN MỚI

Return to top