Ruộng ớt của một người dân Quảng Điền hư hỏng hoàn toàn sau đợt ngâm lũ đầu tháng 4
Mưa đá thường xảy ra trong các cơn dông tố lốc và mưa rào mạnh, thời gian xuất hiện 5-10 phút, cá biệt có thể kéo dài từ 20-30 phút. Đối với Thừa Thiên Huế, mưa đá thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, khi có sự thay đổi thời tiết đang nắng nóng thì không khí lạnh về. Dông lốc, mưa đá xuất hiện và kết thúc rất nhanh. Hiện nay với công nghệ rada thời tiết, ảnh mây vệ tinh phân giải cao nên dự báo viên có thể phát hiện được các ổ dông lốc phát triển và cảnh báo trước 1-3 giờ.
Khi chuyển mùa thì thời tiết hay có sự thay đổi đột ngột, nhưng những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu các hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra liên tục với mức độ và phạm vi càng lớn hơn như bão rất mạnh, có những cơn siêu bão xuất hiện ở biển Đông. Mưa lũ, sạt lở đất lịch sử, bão chồng bão lũ chồng lũ xảy ra vào năm 2020; mưa đá ở A Lưới; mưa lũ trái mùa những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 với lượng và cường độ lớn gây thiệt hại nặng nề cho cho người dân miền Trung.
Dân gian có câu: “Lụt tháng ba, cháy nhà tháng sáu”. Ông có thể chia sẻ dự báo về tình hình mùa hè năm nay. Liệu thời tiết khô hạn có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất?
Dự báo từ tháng 4 đến tháng 7, nhiệt độ mặt nước biển ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương có xu hướng tăng dần và hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất khoảng 60%.
Nắng nóng năm nay ở Thừa Thiên Huế nhiều khả năng đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), sẽ không gay gắt và không kéo dài, trung bình mỗi tháng có từ 2-4 đợt. Nền nhiệt độ tháng 4/2022 xấp xỉ và thấp hơn một ít, tháng 5 ở mức xấp xỉ, từ tháng 6-8/2022 cao hơn từ 0-0,50C so với TBNN cùng thời kỳ.
Giai đoạn này cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá, đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 6.
Thưa ông, đến nay chúng ta có bao nhiêu trạm đo mưa Vrain tự động. Tiến độ lắp đặt hiện như thế nào?
Với chủ trương của nhà nước đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn; ngoài mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn (KTTV) Quốc gia, tỉnh ta và các doanh nghiệp đã đầu tư thêm 25 đo mưa Vrain tự động. Sắp tới sẽ đặt thêm 8 trạm đo mưa nữa. Điều này có ý nghĩa rất lớn, việc giám sát diễn biến mưa lũ tốt hơn, hỗ trợ dự báo thời tiết hiệu quả hơn để phục vụ công tác phòng tránh thiên tai.
Ông Nguyễn Văn Hùng và học sinh đạt giải Nhất toàn quốc cuộc thi “Khí tượng thủy văn trong em. Ảnh: NVCC
Liên Hợp quốc vừa công bố mục tiêu trong vòng 5 năm, người dân thế giới sẽ được bảo vệ bằng các hệ thống cảnh báo sớm chống lại thời tiết khắc nghiệt. Vậy chúng ta đã có những nỗ lực gì trong hình thành hệ thống cảnh báo sớm?
Với sự nỗ lực của lãnh đạo tinh, các cấp các ngành và sự hỗ trợ của trung ương, chính phủ Nhật Bản đã tài trợ không hoàn lại cho tỉnh Dự án "Vận hành hồ chứa nước trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” trong đó có hệ thống rada quan trắc mưa hiện đại, hệ thống quan trắc mực nước, camera giám sát vận hành hồ chứa, tình hình lũ ở các sông, hệ thống cảnh báo sớm… Dự án đang triển khai, phấn đấu sẽ đưa vào sử dụng năm nay, góp phần hình thành hệ thống cảnh báo sớm,đưa thông tin kịp thời, đủ tin cậy đến với cộng đồng.
Ngoài ra, ngành chức năng sẽ tận dụng tối đa các phương tiện thông tin, mạng xã hội zalo, facebook, hueS… để chuyển thông tin cảnh báo sớm nhất đến cộng đồng.
Lần đầu tiên Thừa Thiên Huế có học sinh đạt giải Nhất toàn quốc cuộc thi “Khí tượng thủy văn trong em”. Theo ông, để nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn trong lớp trẻ cũng như trong xã hội, ngoài các cuộc thi cần lưu ý vấn đề gì?
Việc đạt giải Nhất toàn quốc cuộc thi “Khí tượng thủy văn trong em” cho thấy nhận thức, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo của lớp trẻ về thời tiết, khí hậu rất tốt, góp phần tuyên truyền quảng bá về công tác khí tượng thủy văn, nâng cao ý thức phòng ngừa rủi ro do thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về việc nâng cao nhận thức, trước đây đã có Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban bí thư nhằm “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân… về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác khí tượng thuỷ văn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ thiết thực đời sống dân sinh”.
Mới đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn số 234 ngày 5/4/2022 về việc tuyên truyền Chỉ thị số 10-CT/TW về công tác khí tượng thủy văn, điều này cho thấy sự quan tâm cũng như nâng cao nhận thức công tác khí tượng thuỷ văn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Xin cảm ơn ông!
L.Tuệ (Thực hiện)