Thế giới

Thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại hơn 170 tỷ USD năm 2021

ClockThứ Hai, 27/12/2021 16:48
TTH.VN - Tổ chức từ thiện Christian Aid của Vương quốc Anh ngày 27/12 thông tin, 10 thảm họa thời tiết tốn kém nhất trong năm nay đã gây ra thiệt hại hơn 170 tỷ USD, nhiều hơn 20 tỷ USD so với năm 2020.

Nhật Bản: Khoảng 20% địa phương không có quan chức, chuyên gia về thảm họaĐại dịch COVID-19: Nền kinh tế toàn cầu đang bị tàn phá nghiêm trọngCampuchia: công bố kế hoạch ứng phó thảm họa tự nhiên của Phnom PenhADB: Châu Á cần ưu tiên ứng phó với thảm họa khi rủi ro ngày càng tăngNăm thành phố đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ở Mỹ

Thảm họa khí hậu trong năm 2021 đã gây nên thiệt hại hàng trăm tỷ USD cho các quốc gia trên thế giới. Ảnh minh họa: Nashville Fire Department/TTXVN/Vietnam+

Đây là kết luận được đưa ra sau khi tổ chức tính toán chi phí gây nên bởi những sự cố thời tiết như bão lụt, hỏa hoạn và sóng nhiệt theo yêu cầu bảo hiểm.

Cụ thể, nhìn lại năm 2020, 10 thảm họa thời tiết tốn kém nhất thế giới đã gây ra thiệt hại lên đến 150 tỷ USD.

Christian Aid cho biết, xu hướng tăng này phản ánh tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra, cùng với đó cũng thông tin thêm rằng 10 thảm họa trên đã cướp đi mạng sống của ít nhất 1.075 người và khiến 1,3 triệu người phải di dời để đảm bảo an toàn.

Theo danh sách, thảm họa gây ra tổn thất nghiêm trọng nhất là bão Ida, tấn công miền Đông Mỹ và gây ra thiệt hại khoảng 65 tỷ USD. Sau khi đổ bộ vào Louisiana vào cuối tháng 8, bão Ida di chuyển theo hướng Bắc và gây ra lũ lụt trên diện rộng ở thành phố New York và khu vực xung quanh.

Trận lũ lớn và chết người xảy ra ở Đức và Bỉ hồi tháng 7 nằm ở ví trí thứ hai trong danh sách với tổng mức thiệt hại là 43 tỷ USD.

Theo sau đó là trận bão tuyết mùa Đông ở Texas cũng làm hư hỏng mạng lưới điện của tiểu bang rộng lớn này, gây ra thiệt hại hơn 23 tỷ USD. Trận lụt ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vào hồi tháng 7 cũng gây ra mức thiệt hại ước tính 17,6 tỷ USD.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các thảm họa tiêu tốn hàng tỷ USD khác, bao gồm lũ lụt ở Canada, băng giá vào cuối mùa xuân ở Pháp làm hư hại các vườn nho và một trận lốc xoáy ở Ấn Độ, Bangladesh xảy ra hồi tháng 5.

Báo cáo ghi rõ, đánh giá của tổ chức chủ yếu bao gồm các thảm họa ở những nước giàu có, nơi cơ sở hạ tầng được bảo hiểm tốt hơn, trong khi thiệt hại tài chính của các thảm họa đối với các nước nghèo thường không thể tính toán chính xác được.

Thông cáo báo chí của báo cáo cũng lưu ý: “Một số sự kiện thời tiết cực đoan có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong năm 2021 đã xảy ra với các nước nghèo hơn, vốn ít gây nên biến đổi khí hậu”.

Trong một thông tin có liên quan, vào giữa tháng 12, Tập đoàn tái bảo hiểm lớn nhất thế giới Swiss Re ước tính, các thảm họa thiên nhiên và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã gây ra thiệt hại khoảng 250 tỷ USD trong năm 2021 này. Con số này đã tăng 24% so với năm 2020 và chi phí mà ngành bảo hiểm phải chịu cũng ghi nhận mức cao thứ tư, tính từ năm 1970.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top