ClockThứ Sáu, 22/09/2017 13:51

Thơm ngon nước mắm Quảng Công

TTH - Làng nghề chế biến nước mắm (CBNM) truyền thống Quảng Công (Quảng Điền) không chỉ vực dậy nhanh sau sự cố môi trường biển (SCMTB) mà đang có xu hướng phát triển mạnh.

Bà Giang kiểm tra mắm

Làng nghề CBNM Quảng Công gắn bó với nghề đánh bắt hải sản của ngư dân từ bao đời nay. Nguồn nguyên liệu hải sản tại chỗ chính là lợi thế lớn đối với nghề CBNM.

Bao thế hệ gia đình bà Hồ Thị Giang ở thôn Tân Thành sinh sống dựa vào nghề CBNM. Từ hộ chế biến, buôn bán nhỏ lẻ, đến nay bà Giang đã thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) quy mô. Các loại sản phẩm khá phong phú, đa dạng như mắm thính, mắm ruốc, mắm dưa, mắm cá các loại... Riêng nước mắm chiếm số lượng lớn, mỗi năm xuất ra thị trường hơn 10 ngàn lít.

Bà Giang nói: “Cách đây 10 năm, gia đình tui cũng như nhiều hộ trong làng chỉ làm mỗi năm 5-10 lu mắm. Từ năm 2013, nghề CBNM ở Quảng Công được tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, từ đó số lượng sản phẩm ngày càng tăng từ 15-20 lu đến 70-80 lu. Năm 2016, cơ sở đăng ký thương hiệu “Nước mắm bà Giang” và được các cấp công nhận, lúc này lượng sản phẩm tăng lên 100 lu. Thị trường tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn mở rộng các tỉnh và nước ngoài”.

Từ khi có thương hiệu, nhiều khách hàng biết đến, một số cơ sở kinh doanh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hợp đồng thu mua sản phẩm. Mỗi năm, cơ sở xuất bán ra các thành phố lớn từ 3-4 chuyến, mỗi chuyến trên dưới 2.000 lít. Riêng thị trường Huế tiêu thụ mỗi năm 2.500 lít. Các nước Mỹ, Úc tiêu thụ chưa nhiều, chừng vài trăm lít mỗi năm.

Vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được cơ sở bà Giang đặt lên hàng đầu. Muốn nước mắm thơm ngon, ngoài cân đối lượng cá, muối thì phải ủ đảm bảo thời gian tối thiểu 12 tháng, ủ càng lâu càng ngon... Mỗi năm, các ban ngành về kiểm tra hai đợt và đều khẳng định sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhờ chất lượng cộng với giá hợp lý, sản phẩm của cơ sở bà Giang được thị trường ưa chuộng. Doanh thu hằng năm trên 1 tỷ đồng.

Nghề CBNM ở Quảng Công cũng có lúc thăng lúc trầm, nhưng khó khăn nhất là khi xảy ra SCMTB từ tháng 4/2016. Thời điểm này, sản phẩm hầu như không tiêu thụ được, nguồn nguyên liệu hải sản cũng không có để ủ, chế biến.  Sau tháng 11/2016, nguồn nguyên liệu hải sản được công bố an toàn, các cơ sở của bà Giang, bà Huệ và nhiều hộ dân bắt đầu khôi phục. Từ khi nhận được tiền bồi thường thiệt hại SCMTB, bình quân mỗi người hơn 17 triệu đồng, người dân đầu tư vào việc khôi phục làng nghề, như mua nguyên liệu, sắm thêm lu chậu, các dụng cụ CBNM... Đến thời điểm này, hầu như hoạt động SXKD của làng nghề đã trở lại bình thường và đang phát triển.

Bà Phạm Thị Huệ ở thôn Tân Thành chia sẻ: “Mở rộng quy mô CBNM là nguyện vọng của gia đình cũng như nhiều hộ ở xã Quảng Công. Sắp đến, ngoài nguồn vốn dành dụm được, tui sẽ vay thêm ngân hàng để mở rộng mặt bằng, mua sắm thêm lu chậu, trang thiết bị, nâng quy mô SXKD lên 150-200 chậu/năm”.

Từ sản xuất nhỏ lẻ, đến nay nước mắm Quảng Công đã có thương hiệu và “góp mặt” trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Úc, Mỹ, Canada...

Ông Nguyễn Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết, làng nghề CBNM truyền thống Quảng Công gồm các thôn Tân Thành, Cương Gián, An Lộc, Hải Trình với khoảng 110 hộ. Bình quân mỗi hộ có quy mô 50-60 lu/năm; riêng hai cơ sở đã đăng ký thương hiệu, mỗi cơ sở có quy mô 100 lu/năm (khoảng 10 ngàn lít). Các loại sản phẩm khá phong phú gồm mắm ruốc, thính, dưa, mắm cá nục, cá cơm... Sau SCMTB, hầu hết các hộ đều ổn định SXKD và có xu hướng phát triển mạnh.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Đặc sản Huế ngon nên thưởng thức khi đi du lịch Huế

Ẩm thực đặc sản Huế với những món ăn tinh tế, đậm đà hương vị luôn là niềm tự hào của người dân cố đô. Nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn du khách bốn phương với những giá trị về văn hóa, lịch sử, con người và thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Mỗi món ăn đều có sức hấp dẫn riêng nhưng tất cả đều toát một điểm chung “rất Huế”. Mời bạn cùng khám phá và thưởng thức ngay nhé!

Đặc sản Huế ngon nên thưởng thức khi đi du lịch Huế
Trong phố có cội nguồn

Mùi bánh hấp chín dậy thơm cả hiên nhà. Mới bước vào đến cổng mà tôi như thấy đang trở về nhà của một thời chưa xa, lúc mạ thường hay gói bánh lá rồi hấp chín chuẩn bị cho ngày kỵ ông bà.

Trong phố có cội nguồn
Thơm trong một gói xôi đường

Cụ Hồ Văn Tá, Đội trưởng Đội Thượng thiện năm xưa có cháu nội là bà Hồ Thị Hoàng Anh nay là một nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng. Bà từng giới thiệu nhiều món ngon trên các trang sách ẩm thực, trong đó có món xôi đường.

Thơm trong một gói xôi đường

TIN MỚI

Chivas 18 chính hãng giá tốtđịa chỉ đặt tiệc tại nhà uy tín
Return to top