ClockChủ Nhật, 23/02/2020 10:41

Thông quan xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc có tiến độ chậm

Thông quan xuất khẩu nông sản đang chậm hơn rất nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Doanh nghiệp nỗ lực kết nối thị trường mớiVirus corona: Các nhà sản xuất khẩu trang trong tình trạng quá tảiKhông đưa lao động trở về Việt Nam quá cảnh tại Trung QuốcTăng giá bán khẩu trang vô tội vạ có thể bị phạt tới 15 triệu đồngNông sản Việt "mất đường" sang Trung Quốc vì virus coronaKim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt gần 117 tỷ USDBiểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Hồng Kông (Trung Quốc)Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho rau quả xuất khẩu chính ngạchXuất khẩu nông sản chính ngạch: Con đường tất yếu ​

Theo Bộ Công Thương, trước diễn biến phức tạp, khó lường và dự kiến dịch bệnh Covid-19 có thể còn kéo dài, các lô hàng nông sản và trái cây của Việt Nam, mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu (XK) nhưng tiến độ đã và đang chậm hơn rất nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Tính đến ngày 21/2, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị của tỉnh Lạng Sơn mới xuất khẩu được 132 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, khẩu trang, hàng may mặc); Nhập 215 xe (linh kiện điện tử, nông sản: lê, hành, khoai môn, nấm..., máy móc, nhôm, giấy...); Tồn 384 xe nông sản (mít, thanh long, nhãn, ớt...), linh kiện điện tử.

Tại cửa khẩu Tân Thanh thông quan xuất khẩu 28 xe Thanh Long, dưa hấu, xoài; Nhập 12 xe nông sản (dưa vàng, đỗ xanh, lê, tỏi); tồn 36 xe nông sản (chủ yếu là Thanh Long, dưa hấu) đang chờ làm thủ tục xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn.

Cửa khẩu Cốc Nam tái xuất 1 xe cá đông lạnh; tồn hàng xuất 11 xe (lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm, cá basa đông lạnh). Cửa khẩu Chi Ma xuất khẩu 7 xe khẩu trang y tế, thiết bị chống dịch; tồn 3 xe xuất khẩu (1 xe tái nhập thạch đen; 2 xe hạt tiêu) ; Cửa khẩu ga Đồng Đăng đã làm thủ tục thông quan nhập 29 toa hàng (thép tấm, melamin); Tồn 7 toa chờ làm thủ tục nhập khẩu (thép, melamin).

Tại tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 3,8 triệu USD. Trong đó nhập khẩu đạt 830.000 USD (208 xe); xuất khẩu đạt 2,97 triệu USD (139 xe). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm thanh long 83 xe, chuối 2 xe, dưa hấu 15 xe, mít 1 xe, xoài 1 xe, quặng sắt 43 xe, gỗ ván bóc 1 xe. Hiện ở cửa khẩu còn khoảng 200 xe chờ xuất khẩu.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh đạt 645.700 USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 554.200 USD (bao gồm khẩu trang, sợi cotton); nhập khẩu đạt 91.500 USD hàng tạp hóa. Số lượng xe làm thủ tục thông quan 58 xe (26 xe xuất, 33 xe nhập). Tại tỉnh Hà Giang, có 4 xe ván gỗ và 1 xe thanh long xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy với số lượng 120 tấn.

Để giảm thiểu tối đa những nguy cơ, tác động tiêu cực, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn, đặc biệt là Sở NN&PTNT, Sở Công Thương khẩn trương rà soát, thống kê cụ thể, chi tiết sản lượng từng loại hàng nông sản, trái cây đã, đang và sắp thu hoạch, tiêu chuẩn chất lượng, năng lực cạnh tranh của các loại hàng hóa nêu trên để đánh giá khả năng và xây dựng kế hoạch chuyển hướng tiêu thụ.

Bên cạnh đó, đánh giá lại tình hình và chủ động kế hoạch điều chỉnh sản xuất phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, đối với các loại nông sản, trái cây đang dựa mạnh vào xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới (như thanh long và dưa hấu), có biện pháp khuyến nghị người nông dân điều tiết sản lượng, ít nhất là không sử dụng các cách thức để gia tăng sản lượng vào thời điểm này. Đối với những diện tích chưa gieo trồng, xem xét chuyển sang các loại nông sản khác dễ tiêu thụ hơn.

Ngoài ra, các địa phương, ngành hàng cần chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, trái cây, đồng thời triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, quy cách đóng gói (bao bì, nhãn mác) cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với các nước nhập khẩu để tạo thuận lợi cho các bộ, ngành liên quan thực hiện công tác chuyển hướng thị trường thay thế một cách hiệu quả, kịp thời...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

TIN MỚI

Return to top