ClockThứ Sáu, 30/06/2023 05:53

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

TTH - Số liệu mới nhất của Bộ Công thương, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường mạng năm 2021 đạt 13,5 – 13,7 tỷ USD; năm 2022, thị phần bán lẻ trực tuyến đạt trên 16 tỷ USD và dự báo đến năm 2025 là trên 38 tỷ USD…

Danh sách đơn vị tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại điện tử Việt Nam 2023Khách mời tham dự Hội chợ Triển lãm Thương mại Điện tử Việt Nam 2023Bất chấp những cơn gió ngược, thương mại điện tử ở Đông Nam Á vẫn tăng trưởng mạnh

leftcenterrightdel
 Giúp khách hàng phân biệt phụ tùng xe mô tô chính hãng và hàng giả

Thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Hội nghị tập huấn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại & hàng giả (BL, GLTM & HG) trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia tổ chức vừa diễn ra tại Thừa Thiên Huế.

Tại hội nghị, ông Lê Thanh Hải – Ủy viên BCĐ 389 Quốc gia, Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389 Quốc gia cho hay, thời gian qua, TMĐT Việt Nam có những bước tăng tốc mạnh mẽ, nhất là trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 và đã trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Số liệu mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường mạng năm 2021 đạt 13,5 – 13,7 tỷ USD; năm 2022, thị phần bán lẻ trực tuyến đạt trên 16 tỷ USD và dự báo đến năm 2025 là trên 38 tỷ USD, kéo theo dịch vụ hậu cần, chuyển phát… phát triển mạnh, nhiều công ty chuyển phát lớn có doanh thu từ đây chiếm tới 90-95%.

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Hải cũng nhấn mạnh, song song với sự phát triển vượt bậc của TMĐT ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, kém chất lượng, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách…

“Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, như: công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa một số cơ quan, lực lượng chức năng chưa hiệu quả; hệ thống pháp luật chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả đấu tranh còn hạn chế. Ngoài ra, nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng còn hạn chế… cũng là những tồn tại cần khắc phục”, ông Lê Thanh Hải nói.

Diễn biến phức tạp

Tại Thừa Thiên Huế, từ tháng 10/2020 - 10/2022, các lực lượng chức năng đã phát hiện 260 vụ, xử lý 237 vụ việc vi phạm trong hoạt động TMĐT (trong đó, năm 2022 tăng 153,9% so với cùng kỳ năm 2021); khởi tố 11 vụ (năm 2022 tăng 266,7% so với cùng kỳ năm 2021), 251 đối tượng (năm 2022 tăng 135,6% so với cùng kỳ năm 2021); xử lý vi phạm hành chính 226 vụ (năm 2022 tăng 153,9% so với cùng kỳ năm 2021), xử phạt hành chính hơn 2,5 tỷ đồng; thu nộp ngân sách hơn 8 tỷ đồng.

Ông Phan Hùng Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh cho biết, trong 2 năm qua, đơn vị thường xuyên tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, về các hành vi vi phạm, chế tài xử lý… và tiến hành kiểm tra định kỳ 8 cơ sở sử dụng website TMĐT bán hàng trên địa bàn tỉnh.

Qua kiểm tra, các cơ sở trên không có hành vi vi phạm về TMĐT, tuy nhiên, nhiều vụ việc khác được phát hiện, xử lý về buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi gian lận thương mại khác đều có liên quan đến sử dụng, khai thác hình thức kinh doanh trên nền tảng số, ông Sơn nói.

Trong khi đó, tính đến hết tháng 11/2022, Cục Thuế tỉnh đã mời làm việc 3 cá nhân có thu nhập từ hoạt động viết phần mềm, bán hàng online, youtube, quảng cáo trên facebook, xử lý truy thu thuế hơn 300 triệu đồng.

Ngoài 3 cá nhân trên, trên địa bàn tỉnh có hơn 20 doanh nghiệp có hoạt động sử dụng dịch vụ TMĐT được cung cấp bởi các nhà thầu xuyên biên giới (như: Agoda, booking…) với số thuế đã kê khai và nộp gần 5 tỷ đồng. Hiện, Cục Thuế tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sử dụng hệ thống mạng xã hội, dữ liệu quản lý của cơ quan thuế để xác minh thông tin của những cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok, youtube… đưa vào quản lý thuế thường xuyên theo quy định.

Ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin, bên cạnh tình hình kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn phức tạp, trên địa bàn tỉnh đang nổi lên tình trạng kinh doanh qua hệ thống TMĐT, trên nền tảng số và các đối tượng thường lợi dụng mạng xã hội làm diễn đàn buôn bán, sử dụng nhà ở để làm nơi kinh doanh online, nơi cất giấu và giao nhận hàng hóa.

“Trước những diễn biến có chiều hướng phức tạp này, trong thời gian tới, ngoài những nỗ lực của các cấp, các ngành hữu quan, thì những quan tâm, tạo điều kiện của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho BCĐ 389 các địa phương nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng để phục vụ tốt hơn trong công tác chống BL, GLTM & HG, nhất là trong hoạt động TMĐT khi mà xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ như hiện nay là rất cần thiết”, ông Phan Quý Phương cho hay.

Bài, ảnh: Võ Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

TIN MỚI

Return to top