ClockThứ Năm, 25/01/2024 16:40

Để nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả

TTH.VN - Sáng 25/1, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức hội nghị giao ban hoạt động ủy thác, đánh giá kết quả hoạt động ủy thác cho vay năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Thoát nghèo từ vốn vay ưu đãiHàng ngàn hộ được hưởng chính sách môi trường rừngĐòn bẩy cho những mô hình khởi nghiệp

 

Hội nghị giao ban hoạt động ủy thác cho vay 

Theo báo cáo đánh giá từ NHCSXH tỉnh, tổng dư nợ của chi nhánh đến 31/12/2023 đạt 4.375 tỷ đồng, trong đó dư nợ ủy thác là 4.338 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,15% tổng dư nợ, tăng 14,65% so với năm 2022; nợ quá hạn là 1.579 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,04%  trên tổng dư nợ ủy thác. Trên tổng số 2.330 tổ tiết kiệm và vay vốn có 2.291 tổ hoạt động tốt, chiếm tỷ trọng 98,33%, toàn chi nhánh không có tổ xếp loại yếu. Giai đoạn 2022-2023, chi nhánh cũng đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm với số tiền là 51,2 tỷ đồng với 59.494 khách hàng (73.479 khế ước) được hỗ trợ lãi suất, số tiền giải ngân các món vay được hỗ trợ lãi suất là 2.961 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác qua các tổ chức chính trị đã đáp ứng cho 38.633 lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà ở cho người nghèo, nhà ở xã hội, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đầu tư cho việc học tập của học sinh, sinh viên,...

Năm 2024, chi nhánh tiếp tục phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội nhận vốn ủy thác chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

 Công tác phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội góp phần đưa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến gần với người dân

Các đại biểu tham dự đã có những chia sẻ xung quanh mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và các giải pháp thực hiện tốt công tác phối hợp nhằm đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân, đồng hành cùng với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên hành trình vượt khó làm giàu chính đáng. Theo đó, 2 bên sẽ tăng cường công tác thông tin 2 chiều giữa NHCSXH với tổ chức chính trị xã hội các cấp để nắm bắt và xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình hoạt động; tăng cường phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị liên quan nhằm thực hiện tốt tín dụng chính sách, đảm bảo công khai dân chủ từ khâu thông báo vốn đến khâu bình xét, giải ngân, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng an toàn và hiệu quả.

Tin, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra

TIN MỚI

Website https://creditcard.com.vn Chia sẻ kiến thức thẻ tín dụngCách làm thẻ tín dụng hạn mức cao Thủ tục vay tiền bằng thẻ tín dụng
Return to top