ClockThứ Ba, 16/02/2021 14:34

Định hình sản phẩm OCOP

TTH - Sau 2 năm triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), những sản phẩm OCOP đầu tiên đã được công nhận.

Huy động hơn 32,3 tỷ đồng thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2018-20202 sản phẩm OCOP đạt mức điểm 4 sao

Kết nối tiêu thụ sản phẩm là kênh đưa OCOP vươn xa

25 sản phẩm được công nhận

Cách đây 2 năm, ngành nông nghiệp bắt tay triển khai chương trình OCOP với 34 chủ thể đăng ký tham gia và được hỗ trợ chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP. Với thế mạnh đa dạng địa hình, nguồn tài nguyên phong phú, có nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc; đội ngũ nghệ nhân đông đảo.

Phần lớn các sản phẩm chủ lực đã được các địa phương xúc tiến đăng ký công bố chất lượng, hoặc đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, định hình thương hiệu. Đây không chỉ là điều kiện tốt cho phát triển ngành nghề nông thôn mà là tiềm năng lớn trong xây dựng OCOP ở Thừa Thiên Huế.

Ông Phạm Văn Tần, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh thông tin, để triển khai hiệu quả chương trình OCOP, tỉnh đã rà soát, thống kê danh mục với hơn 100 sản phẩm có tiềm năng. Các sản phẩm được chọn là những sản phẩm chủ lực của các địa phương cấp xã mang đặc trưng khác biệt, có tính truyền thống và có khả năng phát triển thành hàng hóa và sẽ được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn.

Sau 2 năm triển khai đến nay, tỉnh đã có quyết định phê duyệt, công nhận 25 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 6 sản phẩm 4 sao, 19 sản phẩm 3 sao và 8 sản phẩm đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ đang tiếp tục đánh giá phân hạng.

Tạo sự khác biệt

Cùng với nỗ lực của tỉnh trong tiêu chuẩn hóa sản phẩm, các chủ thể cũng có những đầu tư, sáng tạo trong cách làm nhằm định hình thương hiệu.

Câu chuyện xây dựng thương hiệu rau má của HTX Quảng Thọ 2 như 1 minh chứng. Từ 1 HTX chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kết nối tiêu thụ rau má tươi, HTX Quảng Thọ 2 đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống sấy và các thiết bị máy móc sản xuất thành công các loại sản phẩm trà túi lọc và trà sấy khô, bột rau má matcha. HTX cũng liên kết thành lập các điểm cung ứng sản phẩm ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh...

Không dừng lại ở việc tự chủ động trong định hướng xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, các sản phẩm chủ lực còn chủ động xây dựng câu chuyện thương hiệu. Thông qua việc chuyển tải thông tin về quy trình sản xuất, nguyên liệu, lịch sử hình thành, mỗi sản phẩm sẽ chuyển tải 1 câu chuyện mang hơi thở đặc trưng, và trở thành điểm nhấn giữa muôn vàn sản phẩm tương đồng trên thị trường.

Theo bà Lê Thị Kim Thoại, Giám đốc HTX Thổ cẩm xã Nhâm (A Lưới), các sản phẩm dệt thổ cẩm trên cả nước đều có những nét tương đồng. Cách duy nhất để nhận diện sản phẩm dệt từng địa phương, từng dân tộc chính là mô típ và vị trí của nó trên nền chất liệu. Với khăn Zèng, sản phẩm vừa được công nhận OCOP đặc trưng nhất chính là hoa văn Ngkoangkating (cây cổ thụ kating) một biểu tượng của dốc Pârsee (dốc tình yêu bất tử) trên nền chất liệu thổ cẩm. Thông qua mô tip tạo hình đường gấp khúc màu đỏ hoặc bằng cườm, chúng tôi muốn kể cho khách hàng nghe về câu chuyện tình yêu của chàng trai trẻ mồ côi, nghèo khó phải trải qua biết bao thử thách mới đến được với cô gái trưởng làng xinh đẹp, tài năng.

Không chỉ dừng lại ở câu chuyện tình yêu, đời sống sinh hoạt, các sản phẩm OCOP còn kể cho khách hàng những câu chuyện về vùng đất, con người hay đơn giản là cách lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa trong từng sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu đặc sản cam Nam Đông

Kết nối

Chương trình OCOP đã và đang mang lại luồng sinh khí mới cho các sản phẩm thủ công, làng nghề… nông thôn. Sản phẩm được nâng tầm, giúp chủ thể tự tin đưa sản phẩm của mình hòa nhập thị trường với các thông số, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn rõ ràng. Việc thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP kỳ vọng sẽ là cột mốc đưa sản phẩm OCOP vươn xa.

Cùng với lựa chọn, hỗ trợ cho sản phẩm chủ lực, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, điểm bán hàng Việt tạo nền tảng trong hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh tổ chức hơn 10 đoàn tham gia các hội chợ, triển lãm có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh; phối hợp tổ chức phiên chợ “Tuần nông sản an toàn thực phẩm 2020” tại Siêu thị BigC Huế quy mô 30 gian hàng, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế có 14 gian hàng sản phẩm OCOP.

“Thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo do Trung ương và tỉnh tổ chức, địa phương cũng tổ chức trưng bày giới thiệu các nông đặc sản, sản phẩm OCOP địa phương. Hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm có lợi thế phát triển về tài sản trí tuệ, xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến theo chuẩn quốc tế, công cụ quản lý tiên tiến (HACCP, GMP, ISO, VietGAP,...), áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc…Từ đó, các sản phẩm được hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi đưa hàng hóa vào kênh phân phối hiện đại như siêu thị”, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh thông tin.

Theo ông Tần, để thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và sự tham gia tích cực của các DN, HTX. Trong đó, công tác xúc tiến thị trường, hợp tác, kết nối với các tỉnh, thành phố và tham gia các hội chợ, sự kiện thương mại sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, DN, HTX, hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận đạt sao OCOP tìm kiếm thị trường. Từ đó thúc đẩy sản xuất, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình OCOP của tỉnh.

Mục tiêu thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, phấn đấu ít nhất 100 sản phẩm được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí sản phẩm OCOP. Phát triển từ 2 - 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia chương trình OCOP.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Định hình lối chơi

Có thể thấy danh sách cầu thủ đội tuyển Việt Nam được HLV Kim Sang Sik gọi tập trung cho đợt FIFA Days tháng 10/2024 có ít nhân tố mới. Điều này cho thấy sự thận trọng của HLV người Hàn Quốc khi mà “tuần trăng mật” của ông với đội tuyển Việt Nam đã kết thúc. Một yếu tố nữa không thể không đề cập đến, đó là những nhân tố trẻ của bóng đá Việt Nam vẫn chưa có ai thực sự nổi bật lên so với lứa cầu thủ đã được định danh dưới thời các HLV trước...

Định hình lối chơi
Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

Ngày 12/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức khai mạc triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST), sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo (KNST), sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

TIN MỚI

Return to top