ClockThứ Ba, 17/03/2020 07:00

Doanh nghiệp dệt may chuyển dịch nguồn cung nguyên phụ liệu

TTH - Đến đầu tháng 3/2020, nguồn cung nguyên phụ liệu lĩnh vực dệt may do các doanh nghiệp (DN) dự trữ đã hết.

Dịch Covid-19: “Cú sốc” lớn đối với nền kinh tếĐa dạng hóa xuất khẩu trước tình hình dịch Covid-19

Công ty CP Dệt may Thiên An Phú bắt đầu đón nhận các đơn hàng nguyên phụ liệu từ các nhà máy Trung Quốc từ sau 15/3

Để duy trì sản xuất, ổn định đời sống cho người lao động do tác động của dịch bệnh COVID-19, các DN thương lượng chuyển dịch nguồn cung ngoài Trung Quốc và các nhà máy tại Việt Nam. Các nhà máy ở Trung Quốc cam kết nhập hàng về từ sau 15/3.

Chuyển dịch nguồn cung

Với 4 nhà máy may đóng tại phường Thủy Dương (TX. Hương Thủy) và Khu công nghiệp Phú Đa (Phú Vang), Công ty CP Dệt may Huế hiện có 5.000 lao động. Các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu tại công ty đã được ký đến tháng 7/2020.

Theo Giám đốc điều hành Nguyễn Hồng Liên, hiện số lượng nguyên phụ liệu do DN dự trữ từ cuối năm 2019 sẽ đáp ứng đủ cho các nhà máy đến cuối tháng 3 nên kế hoạch trong 2 tháng 4 và 5/2020 đã được công ty chuẩn bị từ trước nhằm duy trì sản xuất, đảm bảo thời hạn xuất hàng cho các đối tác cũng như ổn định việc làm cho người lao động.

Đối với các đơn hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) thì DN ít bị ảnh hưởng bởi nguồn cung từ Trung Quốc, vì lâu nay chỉ nhập một số nguyên phụ liệu cho công đoạn hoàn thành như nhãn mác, lô gô; còn các đơn hàng gia công DN đã thương lượng với các đối tác để chuyển dịch nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc sang Đài Loan và các nhà máy trong nước đến hết tháng 5/2020, sau đó tùy diễn biến COVID-19 để có giải pháp phù hợp.

Liên quan đến sức khỏe của CBCNV-LĐ, lãnh đạo Công ty CP Dệt may Huế khẳng định, DN đang trang bị đầy đủ các thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn và cử nhân viên y tế đo thân nhiệt nhiều lần trong ngày, đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho người lao động.

Theo đánh giá của lãnh đạo một số DN dệt may trên địa bàn, giải pháp chuyển dịch nguồn cung từ Trung Quốc sang các nước khác hoặc các nhà máy tại Việt Nam chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời, về lâu dài sẽ gặp nhiều trở lực bởi lâu nay các DN nhập trên 80% nguyên phụ liệu từ nước này. Mặt khác, tỷ lệ sản xuất đơn hàng FOB của các DN rất khiêm tốn, trong khi đa số là đơn hàng gia công do các đối tác chỉ định nguyên phụ liệu nên việc thương thảo để chuyển dịch nguồn cung chỉ được đối tác chấp nhận trong tình huống xấu nhất, như đối với dịch COVID-19.

Sau 15/3, nguyên phụ liệu từ Trung Quốc sẽ về

Tin vui đối với các DN dệt may trên địa bàn khi từ đầu tháng 3/2020, các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu tại Trung Quốc đã khởi động sản xuất và xác nhận nhập khẩu các đơn hàng theo hợp đồng từ sau 15/3.

Tại Công ty Scavi Huế, nơi đang có trên 6.000 lao động làm việc mỗi ngày hiện vẫn đang sản xuất bình thường, tuy nhiên công suất có giảm so với trước nên công ty đã bố trí một số bộ phận nghỉ làm việc ngày thứ 7 để tái tạo sức lao động và chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng công suất từ đầu tháng 4/2020. Theo đó, những đơn hàng nguyên phụ liệu đầu tiên trong năm 2020 từ Trung Quốc sẽ nhập về bằng đường hàng không (thay vì đi bằng đường thủy) để kịp tiến độ sản xuất sẽ cập cảng sau ngày 15/3.

Tổng Giám đốc công ty Trần Văn Mỹ cho rằng, qua 2 tháng ứng phó với dịch COVID-19, DN đã sắp xếp lại các đơn hàng, thương lượng với đối tác để dịch chuyển nguồn cung cũng như tăng cường đặt hàng tại các nhà máy trong nước, hiện nguồn cung bắt đầu ổn định khi các nhà máy ở Trung Quốc sản xuất trở lại.

Theo lãnh đạo công ty, DN chấp nhận tốn nhiều chi phí và xây dựng nhiều kịch bản để lựa chọn phương tiện vận chuyển nguyên phụ liệu từ Trung Quốc về Huế bằng đường hàng không để rút ngắn thời gian vận chuyển, đáp ứng nguồn cung để không gián đoạn sản xuất.

Đối với Công ty CP Dệt may Thiên An Phú, bắt đầu từ giữa tháng 3/2020 nguồn cung nguyên phụ liệu cũng được DN nhập về từ các nhà máy ở Trung Quốc bằng đường thủy.

Theo Giám đốc công ty Phạm Gia Định, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, nguồn cung nguyên phụ liệu đến từ Trung Quốc bị thiếu hụt nên DN chỉ hoạt động khoảng 80% công suất, song để đảm bảo đời sống cho người lao động, DN tăng cường tìm kiếm các đơn hàng FOB để chủ động nguyên liệu và dự kiến đến tháng 4/2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sẽ trở lại bình thường với 100% công suất. Hiện, DN đang đầu tư 40 tỷ đồng để nâng công suất từ 31 chuyền may lên 40 chuyền, đồng thời tuyển dụng thêm 200 lao động.

Theo Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, đến thời điểm này, các DN sản xuất kinh doanh tại các khu kinh tế, công nghiệp vẫn hoạt động bình thường; trong đó trên 32.000 lao động vẫn đi làm bình thường và chưa có trường hợp biến động. Một số DN thiếu nguồn cung nguyên liệu đã bố trí lao động nghỉ phép trước thời điểm hè như mọi năm và không bố trí làm ca 3, còn lại vẫn hoạt động bình thường.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/8 đã lên tiếng cảnh báo khi các ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên toàn thế giới - bao gồm cả ở Thế vận hội Paris đang diễn ra, và gần như khó có thể suy giảm trong thời gian tới. Cơ quan này cũng lo ngại rằng các biến thể nghiêm trọng hơn của virus SARS-CoV-2 có thể sẽ sớm xuất hiện và lây lan.

WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19

TIN MỚI

Return to top