ClockThứ Bảy, 05/11/2022 14:29

Dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến

Nhận định từ các chuyên gia Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt dự kiến sẽ tăng do nhu cầu thực phẩm tăng cao trong dịp cuối năm.

Nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biếnNguồn cung dồi dào, giá lợn hơi giảmThịt lợn nhập khẩu gặp khó, hải quan chỉ đạo gỡ rốiTuần sau thịt lợn nhập khẩu từ Nga ồ ạt nhập về Việt NamTrên 50 DN nước ngoài muốn tìm đối tác nhập khẩu thịt lợn về Việt Nam

Pha lóc, phân loại thịt lợn để cung cấp ra thị trường tại nhà máy của Công ty thực phẩm Vinh Anh. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Tuy nhiên, do nguồn cung thịt của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, do nhu cầu được cải thiện nên nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tăng nhẹ trong quý III/2022.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, quý III/2022, Việt Nam nhập khẩu 191,58 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 417,75 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 24,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng trong thời gian này, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc và Nga là 5 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam; trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp lớn nhất với 37,35 nghìn tấn, trị giá 125,84 triệu USD, tăng 164,9% về lượng và tăng 180,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng lưu ý, thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Đặc biệt, nhập khẩu thịt lợn tiếp tục xu hướng giảm, trong khi nhập khẩu thịt gia cầm, thịt bò, thịt trâu có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý III/2022, Việt Nam nhập khẩu 31,76 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), trị giá 67,07 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và giảm 30,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thời gian qua, nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu phục hồi chậm.

Ngoài ra, Brazil, Nga, Đức, Canada và Ba Lan là 5 thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Việt Nam. Brazil là thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Việt Nam với 11,79 nghìn tấn, trị giá 25,6 triệu USD, tăng 8% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Với nguồn cung ứng dồi dào cùng sự vào cuộc của chính quyền, các ngành hữu quan, Thừa Thiên Huế đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, đứt gãy nguồn xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu
Thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt”

Ngân hàng HSBC cho biết, thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt” trong bối cảnh nguồn cùng bị gián đoạn và thiếu đầu tư. Tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi các rủi ro địa chính trị và khí hậu đang gây nên những tác động ngày càng trầm trọng.

Thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top