ClockThứ Tư, 27/12/2023 17:15

Gắn điều hành chính sách tài chính với hỗ trợ nền kinh tế

TTH.VN - Chiều 27/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại điểm cầu Bộ Tài chính, ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.

Chấn chỉnh hoạt động dịch vụ tại di tíchChu kỳ mới, nền tảng cơ bản bền vữngKinh tế Việt Nam qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương phát biểu tại hội nghị

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có sự tham gia của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế vừa nỗ lực khắc phục những vấn đề hậu COVID-19, vừa đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh từ môi trường quốc tế cũng như nội tại. Tuy nhiên, nhờ điều hành chính sách tài khóa chủ động và linh hoạt, các nhiệm vụ tài chính - ngân sách cơ bản đảm bảo. Trong đó, thu NSNN đến ngày 25/12/2023 đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán. Tổng số tiền thuế, phí đã miễn, giảm, gia hạn cho doanh nghiệp và người dân khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Nhiệm vụ chi NSNN được thực hiện theo dự toán đến ngày 31/12/2023 đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán. Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương các cấp được đảm bảo.

Tại Thừa Thiên Huế, trong năm 2023, tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt gần 11.000 tỷ đồng, vượt 16% dự toán Chính phủ giao, vượt 10,8% dự toán HĐND tỉnh giao và giảm 13,8% so với cùng kỳ, chủ yếu giảm nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu phí trước bạ và thuế bảo vệ môi trường. Tổng chi ngân sách địa phương HĐND tỉnh giao đầu năm 14.522 tỷ đồng, ước cả năm đạt 14.021 tỷ đồng, tăng gần 1% so với dự toán Chính phủ giao và bằng 96% so với dự toán địa phương giao năm 2023; chưa đạt dự toán chủ yếu do giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đầu tư công. Năm 2024, Thừa Thiên Huế phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP tăng từ 8,5-9,5%; thu ngân sách đạt 13.000 tỷ đồng…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương  kiến nghị Bộ Tài chính có chính sách giảm huy động cải cách tiền lương từ tăng thu thực hiện so với dự toán hằng năm từ 70% xuống còn khoảng 30 - 50%  như giai đoạn trước đây (50%). Cho phép các địa phương có nguồn cải cách tiền lương còn dư lớn, được sử dụng trước nguồn này để đầu tư các công trình, quan trọng cấp thiết của địa phương và địa phương cam kết đảm bảo nguồn cải cách tiền lương hằng năm, đồng thời phải dành nguồn trả lại dần để đảm bảo đủ nguồn đã trích theo quy định (thời hạn hoàn trả cho đến năm 2030). Về việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất không quy định việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên như hiện nay mà hướng dẫn tính toán giảm trừ ngay từ khâu xây dựng định mức chi thường xuyên. Trường hợp vẫn phải 10% tiết kiệm chi thường xuyên, đề nghị dành nguồn giao tiết kiệm chi thường xuyên ngay ở ngân sách các cấp mà không phải giao cho từng cơ quan, đơn vị rồi mới tính toán tiết kiệm.

Ngoài ra, hiện chưa có quy định hướng dẫn quyết toán các công trình, dự án không thuộc kế hoạch đầu tư công. Do đó, để đảm bảo công tác quyết toán các dự án nói trên và đảm bảo việc xác định rõ giá trị tài sản hình thành sau đầu tư theo quy định để quản lý, sử dụng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo Chính phủ để sớm có quy định hướng dẫn quyết toán đối với các công trình, dự án mà không thuộc danh mục đầu tư công theo quy định. Theo dự báo của Bộ Tài chính năm 2024, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức. Diễn biến khu vực và thế giới tiếp tục phức tạp, khó lường. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, các mục tiêu về tài chính - NSNN, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương.

 Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai trong năm 2023

Các đại biểu tham dự đã có những trao đổi xung quanh những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách, các giải pháp chống thất thu ngân sách, điều hành chính sách tài chính, các chính sách đồng hành hỗ trợ người dân, doanh nghiệp…

Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái biểu dương sự nỗ lực, cố gắng và đóng góp của ngành Tài chính trong năm 2023. Trên cơ sở tiếp thu và lắng nghe báo cáo tổng kết nhiệm vụ tài chính NSNN năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Tài chính và các ý kiến phát biểu đề xuất của các bộ ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Tài chính tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh thực hiện các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ và lộ trình tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Trung ương.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, ngành Tài chính cần tham mưu chính sách phù hợp, hài hòa; kịp thời tham mưu cho Chính phủ triển khai, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu chính sách tài chính, kế hoạch tài khóa; đảm bảo an ninh tài chính, an ninh tiền tệ, đảm bảo các cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Return to top