Thế giới
Triển vọng bất động sản của châu Á - Thái Bình Dương:

Chu kỳ mới, nền tảng cơ bản bền vững

ClockThứ Bảy, 23/12/2023 16:10
TTH.VN - Hiện nay trên toàn cầu vẫn tồn tại nhiều thách thức trong môi trường vĩ mô, được đánh dấu bằng chu kỳ tăng trưởng kéo dài và ngày càng phức tạp hơn do căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.

Động đất ở Tây Bắc Trung Quốc: Ít nhất 111 người đã thiệt mạngCOP28: Nhiều công ty sữa toàn cầu tham gia liên minh cắt giảm khí thải metanGiá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơnNgân hàng UOB: Lạc quan về triển vọng của khu vực Đông Nam ÁSingapore: Changi sẽ là một trong số ít sân bay áp dụng nhập cảnh tự động, không cần hộ chiếu

 Thị trường bất động sản của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bước vào năm 2024 với chu kỳ phát triển mới. Ảnh minh họa: Báo Lao động

Bấp chấp triển vọng kinh tế toàn cầu cho thấy sự thận trọng với những rủi ro về mức độ suy giảm đáng kể, các dự báo từ Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra đã khẳng định vị thế của châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024.

Trong đó, tăng trưởng ở hơn 2/3 các nền kinh tế lớn trong khu vực dự kiến sẽ duy trì ổn định hoặc vượt mức của năm 2023. Việc cắt giảm lãi suất được dự kiến sẽ rộng rãi hơn vào năm 2024, qua đó bắt đầu một chu kỳ bất động sản mới trong khu vực, được hỗ trợ bởi sức mạnh cơ cấu dài hạn của châu Á - Thái Bình Dương.

Mặc dù bối cảnh bất động sản toàn cầu bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, dẫn đến đầu tư bất động sản thương mại toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2023, nhưng khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn nổi bật với mức giảm tương đối nhẹ. Sự tương phản này thể hiện rõ ràng khi khu vực sẽ chứng kiến mức giảm dưới 50%, tạo nên sự khác biệt so với các khu vực khác vốn đang phải đối mặt với những cơn suy thoái đáng kể hơn.

Năm 2024 dù có thể không mở ra một bước ngoặt đáng kể nhưng thị trường bất động sản trong khu vực vẫn sẵn sàng duy trì khả năng phục hồi. Mặc dù sản lượng được dự đoán sẽ tăng, nhưng tốc độ khó có thể sánh ngang với tốc độ quan sát được ở Mỹ hoặc châu Âu. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, qua đó thể hiện sức mạnh lâu dài của thị trường bất động sản trong khu vực.

Trong số các động lực kinh tế và nhân khẩu học quan trọng cần thiết để thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản của bất động sản, số liệu thống kê chủ yếu nghiêng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dư địa đáng kể cho quá trình đô thị hóa và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ định giá bất động sản. Hơn nữa, sự mất cân bằng trong nguồn cung, mà chủ yếu là trong lĩnh vực hậu cần, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng của giá thuê bất động sản trong khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top