ClockThứ Sáu, 30/06/2017 14:17

Giá xăng dầu nhập tăng mạnh, sau 1 năm vượt gần 3 triệu đồng/tấn

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm về Việt Nam đã tăng mạnh về giá, cho dù lượng nhập chỉ tăng nhẹ.

Cụ thể 6 tháng đầu năm, cả nước nhập hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại, tăng 200.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, lượng nhập chỉ tăng hơn 3%. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu xăng dầu đã tăng rất mạnh trên 30%, với kim ngạch đạt 3,35 tỷ USD, tăng hơn 850 triệu USD so với cùng kỳ năm trước 2016.

Giá xăng dầu nhập khẩu xăng dầu đang tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước 2016

Theo Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến nay lượng và giá trị nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam đã tăng mạnh. Tháng 6/2017 lượng nhập xăng dầu thành phẩm về nước đạt 1,4 triệu tấn, tăng hơn 200.000 tấn so với tháng 5/2017. Con số xăng dầu nhập khẩu càng tăng mạnh nếu so với số lượng nhập khẩu cùng kỳ tháng 6/2016, với mức tăng hơn 400.000 tấn.

Theo Tổng cục Hải quan, lượng xăng dầu nhập khẩu 6 tháng/2017 tăng 1,7% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đáng nói, về giá xăng dầu nhập khẩu có chiều hướng tăng mạnh, cụ thể, tháng 5/2017, giá xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam chỉ đạt 10,4 triệu đồng/tấn, nhưng tháng 6/2017 giá xăng dầu đã tăng lên 10,7 triệu đồng tấn/ tăng 300.000 đồng/tấn chỉ sau 1 tháng.

Đáng nói, nếu giá xăng dầu nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 chỉ khoảng 9 triệu đồng/tấn thì 6 tháng đầu năm 2017, mức giá xăng dầu đã tăng lên 11,7 triệu đồng/tấn, mức tăng tương ứng khoảng 2,7 triệu đồng/tấn.

Với mức tăng giá xăng dầu thành phẩm cao, việc tăng nhập khẩu xăng dầu trong nước khiến Việt Nam thâm hụt thương mại lớn, trong khi đó các nhà máy lọc dầu trong nước vẫn chưa chủ động ổn định được thị trường xăng dầu, bù đắp lượng cung khi giá dầu trên thị trường tăng lên.

Trên thực tế, lượng nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc...

Dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan, có thể thấy xăng dầu đang là 1 trong 3 mặt hàng nguyên nhiên vật liệu có giá trị nhập khẩu cao cùng với các mặt hàng sắt thép, linh kiện điện tử, vải và giày da nguyên liệu... Việc nhập khẩu xăng dầu thành phẩm cùng nhiều sản phẩm khác gia tăng, có kim ngạch lớn đã khiến cán cân thương mại tháng 6 và nửa năm của Việt Nam giảm mạnh.

Trong tháng 6 năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 35,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với tháng trước; trong đó xuất khẩu là 17,8 tỷ USD và nhập khẩu là 18 tỷ USD, thâm hụt thương mại hơn 200 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2017, mức nhập siêu của Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2017 lên gần 2,7 tỷ USD, bằng 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô 6 tháng đã tăng lên 3,9 triệu tấn, kim ngạch ước đạt 1,56 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 39,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn 400.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó kim ngạch đạt 1,12 tỷ USD, tăng 440 triệu USD.

Về mức giá, theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng năm 2017, giá xuất khẩu dầu thô đạt 9,1 triệu đồng/tấn; cùng kỳ năm trước, giá dầu thô xuất khẩu đạt 7,1 triệu đồng/tấn. Do mức tăng giá của thế giới nên giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên 2 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, so với mức tăng giá của xăng dầu thành phẩm, mức tăng của dầu thô vẫn thấp hơn so với mức tăng giá trên mỗi tấn xăng dầu thành phẩm.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top