ClockThứ Hai, 24/04/2017 14:17

Ngân hàng muốn tăng phí ATM

Một số ngân hàng thương mại kiến nghị điều chỉnh tăng phí giao dịch qua ATM nhằm bảo đảm bù đắp một phần chi phí.

Hiện các Ngân hàng (NH) thương mại đang tiến hành thu phí giao dịch qua ATM theo thông tư 35/2012 của NH Nhà nước quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (ATM), áp dụng từ tháng 3/2013. Theo đó, từ ngày 1/1/2015 các NH được thu tối đa phí rút tiền nội mạng và ngoại mạng là 3.000 đồng/giao dịch (chưa bao gồm thuế GTGT).

Ngân hàng Vietcombank thu phí dịch vụ rút tiền 1.000 đồng/giao dịch nội mạng

Tuy nhiên, theo Phó Tổng giám đốc một NH cổ phần quy mô lớn tại TP HCM, với chi phí đầu tư cho một giao dịch rút tiền qua ATM khoảng 7.000 đồng (tùy theo mức đầu tư của từng NH) thì mức thu phí rút tiền như hiện nay NH đang bị lỗ.

“Với 3.300 đồng/lần phí rút tiền thu từ chủ thẻ, NH chỉ nhận được 1.650 đồng còn lại trả cho trung gian thanh toán nên đề nghị tăng phí nhằm bù đắp một phần chi phí cho NH đầu tư hệ thống ATM là dễ hiểu”, vị này phân tích.

Trong khi đó, nhiều chủ thẻ cho rằng sử dụng thẻ ATM hiện đã phải gánh nhiều loại phí như nhắn tin tài khoản, in sao kê, rút tiền nội - ngoại mạng, mở thẻ, duy trì số dư trong tài khoản, SMS Banking... Nay tiếp tục đề xuất tăng phí giao dịch qua ATM là không hợp lý. Một trong những lý do khiến chi phí duy trì hoạt động hệ thống ATM của NH bị đội lên cao do lượng giao dịch rút tiền mặt vẫn quá lớn.

Chị Võ Thị Nga (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết, gần đây chị mới để ý phí giao dịch khi rút tiền trên máy ATM và thấy rằng, NH đã thu tối đa 3.300 đồng/giao dịch. Thậm chí, cách đây vài ngày chị nhận tiền qua chuyển khoản từ người thân còn bị thu phí 1.100 đồng/giao dịch.

"Tôi có xem trên biểu phí của NH nơi phát hành thẻ thì không thấy có loại phí nào là phí nhận tiền qua giao dịch chuyển khoản, vì thường chỉ người chuyển tiền mới bị trừ phí. Nếu nhận được tiền mà tôi rút ngay thì tính phí kiểm đếm, còn đây nhận tiền mà bị trừ là NH lạm thu”, chị Nga thắc mắc.

Theo các chuyên gia, trong thời điểm này các NH thương mại chưa nên tăng phí giao dịch qua ATM mà có thể bù đắp chi phí qua các kênh khác như bán thêm sản phẩm dịch vụ, khuyến khích chủ thẻ thanh toán qua máy cà thẻ (POS) khi đi mua sắm hàng hóa, dịch vụ...

Đại diện NH Nhà nước cũng cho biết, hiện nhiều NH thương mại vẫn chưa sử dụng hết lộ trình tăng phí giao dịch qua ATM trong thông tư 35 nên chưa đề cập đến việc điều chỉnh lộ trình tăng phí vào lúc này.

Thống kế của NH Nhà nước cho thấy hiện có khoảng 13 NH áp dụng thu phí rút tiền nội mạng từ 500 - 3.000 đồng/lần giao dịch, các NH áp dụng nhiều mức phí khác nhau và chưa sử dụng hết trần cho phép nên NH Nhà nước chưa nghiên cứu lộ trình tăng phí tiếp theo.

Theo Người Lao Động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top