ClockThứ Sáu, 29/03/2024 10:52

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

TTH.VN - Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tửĐồng hành trong quyết toán thuếQuyết toán thuế năm 2023: Không để “dồn toa” vào phút cuối

98% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu thực hiện xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán 

Đến 31/3/2024, 100% cửa hàng xăng dầu xuất hoá đơn theo từng lần bán

Luật Quản lý thuế quy định, cơ sở kinh doanh xăng dầu nếu không thực hiện xuất hóa đơn sau từng lần bán hàng sẽ vi phạm quy định “khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua” và sẽ bị xử phạt hành vi bán hàng không xuất hóa đơn, hoặc xuất hóa đơn không đúng thời điểm. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh xăng dầu không triển khai xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán cũng sẽ không đươc xem xét cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 80 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.    

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh cũng đã có nhiều văn bản liên quan đến việc tăng cường quản lý, quyết liệt triển khai hiệu quả việc lập hoá đơn điện tử theo từng lần bán đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải hoàn thành chuyển đổi trong tháng 3, nếu các cửa hàng xăng dầu không áp dụng hóa đơn điện tử theo từng lần bán sẽ tiến hành thu hồi giấy phép hoạt động. Bộ Công thương, Tổng cục Thuế cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quyết liệt trong triển khai và phấn đấu đến ngày 31/3/2024 phải hoàn thành việc triển khai.

Cục Thuế tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Tổ chức đối thoại với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị kinh doanh xăng dầu khi lập hóa đơn điện tử; tập huấn các giải pháp lập hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp giải pháp hoá đơn. Đồng thời bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai thực hiện để đảm bảo theo tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ...

Bên cạnh đó, Cục Thuế đã quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế và UBND tỉnh đến toàn thể lãnh đạo và công chức để tuyên truyền chủ trương, chính sách quy định pháp luật về hóa đơn điện tử đến từng doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu và yêu cầu cam kết thực hiện phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định. Đồng thời, gắn trách nhiệm triển khai với việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các đơn vị không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện, đảm bảo tiến độ đến hết ngày 31/3/2024 toàn bộ các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu phải thực hiện thành công việc phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán.

99% cửa hàng đã xuất hoá đơn theo từng lần bán

 Việc xuất hoá đơn trên máy POS được một số doanh nghiệp áp dụng nhằm giảm chi phí

Số liệu thống kê của Cục Thuế tỉnh đến ngày 21/3/2024 cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 50/51 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thực hiện phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán, đạt 98%. Cụ thể đã có 117/118 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã áp dụng đạt tỷ lệ 99%. Số lượng hoá đơn điện tử xuất theo từng lần bán hàng ước tính kể từ ngày khởi tạo hoá đơn theo từng lần bán đến ngày 10/3/2024 là hơn 15.000.000 hoá đơn.

Khảo sát tại một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu trong quá trình triển khai thực hiện vẫn có nhiều vướng mắc phát sinh, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu nhỏ. Với những cửa hàng này, hệ thống cột bơm chủ yếu là cột bơm cơ, việc kết nối truyền dữ liệu khó thực hiện, muốn chuyển đổi đồng bộ cần đầu tư nguồn lực lớn. Vì thế, các cửa hàng này lựa chọn giải pháp xuất hoá đơn trên máy POS để hạn chế chi phí phát sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện xuất hoá đơn trên máy POS cầm tay chủ yếu thực hiện theo hình thức thủ công, cơ quan thuế rất khó kiểm soát việc xuất hoá đơn tại các cửa hàng này. Điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế.

Theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh, bên cạnh việc chủ động tham mưu UBND chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 không thực hiện đúng quy định về hoá đơn điện tử.

Cục Thuế cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ sở kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm các quy định về hoá đơn chứng từ. Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp sai phạm, không thực hiện việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

TIN MỚI

Return to top