ClockThứ Tư, 26/04/2023 14:57

Tạo điểm nhấn cho làng nghề mây tre đan Bao La

TTH - Tháng 6 năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Mây tre đan Bao La hoàn thành hồ sơ và được hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh. Năm 2023, làng nghề này sáng tạo thêm 30 mẫu sản phẩm mới và phấn đấu được Trung ương đánh giá phân hạng OCOP 5 sao.

Cơ hội từ sản phẩm OCOP

leftcenterrightdel
Sản phẩm mây tre đan Bao La 

Tôi có một nhóm bạn ở TP. Huế, cứ mỗi dịp hè đều rủ nhau về đầm phá Quảng Điền để ngắm cảnh đẹp thiên nhiên lúc hoàng hôn, hay sáng sớm tinh mơ. Rồi các bạn thuê thuyền dạo quanh, ngắm cảnh rừng ngập mặn, trải nghiệm các nghề đổ nò, đạp trìa, câu cá... trên đầm phá Tam Giang.

Song, một địa chỉ mà các bạn không thể bỏ qua trong những ngày thư giãn trên đầm phá đó là làng nghề mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú. Sau khi thỏa sức ngắm cảnh đẹp đầm phá Tam Giang, các bạn lại kéo nhau đến xem các người thợ cần mẫn với các công đoạn làm sản phẩm đan lát mây tre; rồi tha hồ lựa chọn những sản phẩm ưng ý mua về làm quà tặng và trang trí trong nhà.

Trịnh Thế Vinh, một bạn trong nhóm bảo, đến Quảng Điền mà không tham quan làng nghề mây tre đan Bao La là một thiếu sót lớn. Các sản phẩm dù làm thủ công nhưng rất tinh xảo, điệu nghệ, đẹp mắt cần phải biết đến. Các loại rổ, rá, đèn lồng... mua về trưng bày, trang trí phòng khách, phòng nghỉ rất đẹp và tiện ích trong sinh hoạt hằng ngày.

Làng nghề mây tre đan Bao La có từ lâu đời. Trước đây, làng nghề chỉ sản xuất hàng truyền thống như rổ, rá, thúng mủng chủ yếu phục vụ nông, ngư nghiệp. Vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, sản phẩm của Bao La bị hàng nhựa cạnh tranh gay gắt, người dân dần bỏ nghề và hàng truyền thống ngày càng mai một.

Nhờ nắm bắt nhu cầu thị trường về hàng mây tre mỹ nghệ, cùng sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của các ban, ngành, HTX chuyển sang sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre. HTX luôn quan tâm phát triển mẫu mã, năm 2023, HTX cho ra đời 30 đến 40 mẫu mới, nâng số sản phẩm lên trên 500 mẫu các loại khác nhau, đa dạng, phong phú về chủng loại phục vụ nhiều đối tượng, như đồ dùng trang trí nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, đồ dùng gia đình, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch…

Đầu năm nay, HTX tham gia hội chợ, triển lãm của các ban, ngành tổ chức, nhờ đó sản phẩm được giới thiệu rộng rãi đến khách hàng. Các mẫu mã của HTX đều có đặc trưng riêng, có kiểu dáng mới lạ trên thị trường, không lẫn với các sản phẩm của các làng nghề mây tre trong nước nên được người tiêu dùng ưa chuộng, dễ tiêu thụ.

Các đơn đặt hàng mặc dù mẫu mã mới lạ, khó làm, nhưng HTX tích cực nhận làm nhằm nâng cao tay nghề và phục vụ tốt với khách hàng. HTX không ngừng cải tiến về chất lượng, khắt khe khâu kỹ thuật để giữ vững thương hiệu. Nhờ đó, những năm qua mặc dù dịch bệnh, kể cả lúc bùng phát mạnh trong nước, HTX vẫn tạo việc làm cho trên 100 lao động.

 Mới đây, cùng với việc thực hiện chương trình OCOP để phát triển sản xuất, HTX đầu tư xây dựng các chương trình, hạng mục, triển khai nhiều mô hình trồng cây cảnh, tạo điểm hấp dẫn để phục vụ khách tham quan, du lịch trải nghiệm, mua sắm nhằm có thêm nguồn thu, nâng thu nhập cho thành viên. Trong quá trình tham gia chương trình OCOP, HTX tích cực, từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện của chương trình, như đầu tư nhà xưởng, máy móc, quảng bá, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại.

Bài, ảnh: H. THẾ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Nạo vét cồn đất thượng lưu đập La Ỷ: Đảm bảo tiêu thoát nước và tạo cảnh quan môi trường

Nhiều ý kiến phản ánh về việc nạo vét cồn đất trên sông Phổ Lợi, đoạn thượng lưu đập La Ỷ sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy, làm xói lở 2 bên bờ sông, ảnh hưởng đến các công trình đập La Ỷ, cầu qua đập La Ỷ vừa mới xây dựng cũng như đời sống người dân trong khu vực... Qua thực tế và làm việc của chúng tôi với các ngành chức năng, vấn đề không như người dân phản ánh.

Nạo vét cồn đất thượng lưu đập La Ỷ Đảm bảo tiêu thoát nước và tạo cảnh quan môi trường
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top