ClockThứ Năm, 18/01/2018 08:19

Xăng E5: Quản chặt để tránh thành “cái bẫy“

Người dân bắt đầu thích ứng sử dụng xăng E5, nhưng vẫn lo lắng về quản lý chất lượng xăng trên thị trường khi còn tồn tại tình trạng độc quyền.

Phó Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá xăng E5 RON 92, RON 95Xăng E5 bán đại trà, có doanh nghiệp bán giá rẻ hơn xăng thường 1000 đồng/lít

Có ý kiến cho rằng, xăng sinh học được sử dụng rộng rãi trên thế giới do chất lượng cũng như công nghệ sản xuất cồn ethanol được kiểm soát tốt, dẫn đến độ tinh khiết cao. Trong khi tại Việt Nam, việc sản xuất cồn ethanol để pha chế hiện nay chỉ có Công ty Tùng Lâm cung cấp. Dẫn đến nguy cơ về chất lượng và giá không ổn định khi có tình trạng độc quyền cung cấp nhiên liệu.

Xăng E5 cần quản chặt để đảm bảo chất lượng cho người dân. Ảnh minh họa: kt

Theo ông Đỗ Hữu Tạo, Trưởng phòng Kỹ thuật xăng dầu Petrolimex, xăng dầu là một mặt hàng nhạy cảm. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có đầy đủ. "Chúng tôi kiểm soát chặt chẽ, đánh giá tại nhà máy, đánh giá trên hệ thống, kiểm lấy mẫu trên thị trường, kiểm định đạt yêu cầu mới được sản xuất ra thị trường. Đối với bảo quản, Bộ Công Thương đã ban hành quy chuẩn QCVN8/ 2012 liên quan tới các thiết bị, bồn chứa pha chế xăng dầu... cũng đã rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng xăng dầu khi cung cấp ra thị trường."

Ông Đỗ Hữu Tạo, Trưởng phòng Kỹ thuật xăng dầu Petrolimex

Ngoài ra, khi cung cấp ra thị trường, hệ thống của Petrolimex được trải dài trên toàn quốc, nhiều vùng miền có điều kiện thời tiết khác nhau. "Chúng tôi đã đánh giá tình hình chất lượng xăng E5 trên nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, kể cả thời tiết khắc nghiệt nhất như khu vực nồm, vùng cao, vùng mưa nhiều, trong thời gian thử nghiệm 3 tháng, chất lượng xăng E5 hoàn toàn đảm bảo", ông Tạo khẳng định.

Là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chất lượng xăng lưu thông trên thị trường, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ KH&CN) đã ban hành 19 tiêu chuẩn. TCVN 8063 là tiêu chuẩn quốc gia về quản lý về kiểm định chất lượng bên cạnh đó còn có những tiêu chuẩn đối với lượng ethanol được pha vào xăng. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác liên quan...

Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng), toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn này đã áp dụng theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ - tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay. Toàn bộ quá trình xây dựng, biên soạn, tiêu chuẩn đều triển khai trên cơ sở, có sự tham gia của rất nhiều bên từ đại diện doanh nghiệp, cơ quan quản lý, Bộ Giao thông vận tải, lấy rất nhiều ý kiến, phản hồi…

Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng, Bộ KH&CN)

Ông Khôi cho biết: " Theo quy định về hàm lượng ethanol có trong xăng đã có từ năm 2015 đã ở mức khoảng 2,7 - 3%. Quy định hiện nay là 4-5% ethanol."

Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Công Thương, để quản lý chất lượng xăng E5, Uỷ ban xây dựng tiêu chuẩn gồm đại diện của các nhà sản xuất nhiên liệu, sản xuất ô tô, cơ quan quản lý đã phải xây dựng bộ tiêu chuẩn cụ thể.

Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn này cũng liên tục được cập nhật, rà soát để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng nhiên liệu của Việt Nam cũng phải tương đồng với các nước trên thế giới. "Chúng ta không thể tự mình đi theo một loại nhiên liệu riêng được", ông Cường nhấn mạnh.

Xăng dầu nói riêng và nhiên liệu nói chung được quản lý theo Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn, đánh giá hợp quy theo lô, hoặc đánh giá theo quá trình tại cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên, với việc chấp nhận xăng sinh học (tức là xăng có pha thêm cồn ethanol), việc quản lý chất lượng xăng trên thị trường đòi hỏi sự tham gia không chỉ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ KHCN) mà cần cả cơ quan quản lý thị trường để đảm bảo chất lượng nhiên liệu cho người dân, tránh để chủ trương đúng đắn là dùng xăng sinh học thân thiện với môi trường trở thành "cái bẫy" cho phương tiện đi lại của người dân.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế cho biết: các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua. Ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đã có nhiều đầu tư trong chuyển đổi số nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán này. Và Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (NĐ52) vừa ban hành là văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh vực TTKDTM, có ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới.

Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt
Cần quản chặt người bệnh tâm thần

Thời gian qua, không ít vụ án mạng thương tâm hay gây rối trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh do người mắc bệnh tâm thần gây ra. Điều này dấy lên lo ngại trong công tác quản lý người mắc bệnh tâm thần ngoài xã hội, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cần quản chặt người bệnh tâm thần
Quản chặt, xử nghiêm

Vấn đề kiểm tra, kiểm soát, xử lý xe quá khổ, quá tải lại một lần nữa được đặt ra tại nghị trường Quốc hội...

Quản chặt, xử nghiêm
Quản chặt phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở nuôi dưỡng tập trung

Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh thuộc Sở LĐTB&XH đang nhận chăm sóc, dạy nghề và phục hồi chức năng cho khoảng 515 đối tượng là bệnh nhân tâm thần và học viên cai nghiện ma túy, chiếm hơn 1/3 trong số 22 cơ sở bảo trợ xã hội toàn tỉnh. Việc phòng, chống dịch dù khó vẫn được trung tâm tập trung đề phòng, kịp thời xử lý tình huống.

Quản chặt phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở nuôi dưỡng tập trung
Quản chặt bán thuốc kê đơn

Không riêng Thừa Thiên Huế, tình trạng bán thuốc không đơn, mua thuốc gì cũng có diễn ra phổ biến. Để hạn chế tình trạng này, Sở Y tế đang triển khai đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn” trên địa bàn, giai đoạn 2018-2020.

Quản chặt bán thuốc kê đơn
Return to top