ClockThứ Sáu, 24/11/2023 17:36

Thúc giải ngân vốn đầu tư công 15 bộ, cơ quan trung ương đạt thấp

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa có công điện gửi lãnh đạo 15 bộ, cơ quan trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản"Cửa hẹp” khi đầu tư vào dự án môi trườngSang năm có còn “có tội với dân” nữa không?“Chạy nước rút” trong đầu tư côngPhát huy nguồn “vốn mồi”

Ảnh minh họa: baochinhphu.vn 

Theo Công điện, giải ngân vốn đầu tư công được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt ngay từ đầu năm 2023. Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, giải ngân vốn đầu tư công đã đạt được những kết quả khá tích cực, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) 10 tháng năm 2023 đạt 56,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng trên 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh những bộ, cơ quan trung ương và địa phương có kết quả giải ngân tốt, vẫn còn 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, gồm Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc; Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Việc giải ngân chậm của các bộ, cơ quan trung ương nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành mục tiêu giải ngân của kế hoạch năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao (trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023).

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng 15 bộ, cơ quan trung ương chỉ đạo quyết liệt, rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công của bộ, cơ quan trung ương mình, đảm bảo đạt mức bình quân chung của cả nước.

Cùng với đó, 15 bộ, cơ quan trung ương này tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đó là chỉ đạo chủ đầu tư chủ động và quyết liệt giải quyết khó khăn thuộc trách nhiệm xử lý; tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng, khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Bên cạnh đó, lập kế hoạch, thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư, tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công chi tiết của từng dự án. Thực hiện phân công Lãnh đạo phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi, bám sát tiến độ thực hiện của từng dự án để kịp thời chỉ đạo, xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị 15 bộ, cơ quan trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cá nhân, đơn vị liên quan, gắn trách nhiệm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị được giao với tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án.

“Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để phối hợp tháo gỡ, xử lý theo quy định”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP

Từ tháng 10/2023, dự báo của Chính phủ mức tăng trưởng GDP năm nay vào khoảng 5%, tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn được đánh giá đó là mức tăng trưởng khá cao so với khu vực.

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tổng số 42 cuộc thanh tra, kiểm tra vừa được Bộ này ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2024 sẽ có 8 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021 - 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020 - 2023 tại 8 tỉnh: Ninh Bình, Lào Cai, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Ninh, Hà Giang và Nam Định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công
Để đầu tư công là động lực đưa Huế "cất cánh"

Năm 2024 là năm có nhiều sức ép để tạo thế và lực thực hiện đề án đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sức mạnh tổng lực từ nhiều phía, đầu tư công phải thực sự là đầu tàu dẫn dắt và kéo tăng trưởng kinh tế cũng như tạo diện mạo mới cho Huế

Để đầu tư công là động lực đưa Huế cất cánh
Đẩy mạnh cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp

Là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư vào chiều 17/1.

Đẩy mạnh cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top