ClockThứ Sáu, 10/11/2023 12:24

"Cửa hẹp” khi đầu tư vào dự án môi trường

TTH - Có vẻ như khả năng thu lợi nhuận không cao, hoặc bằng không hoặc có thể phải bù lỗ khi đầu tư thực hiện dự án công ích dịch vụ môi trường, nên nhiều nhà đầu tư "kén" đầu tư vào lĩnh vực này. Cũng có thể do đây là lĩnh vực chưa nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ Nhà nước, chính quyền địa phương nên nhà đầu tư, các thành phần kinh tế chưa mặn mà.

Tiến độ dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II: Chấn chỉnh các đơn vị chưa làm hết trách nhiệmGiảm thiểu rác thải nhựaKhai thác thế mạnh công nghiệp

 Đầu tư dịch vụ công ích xã hội hiện nay nhiều đơn vị , doanh nghiệp chưa mặn mà

Nhớ lại thời điểm tỉnh mời gọi đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại xã Phú Sơn (TX. Hương Thủy) rất ít đơn vị nhà thầu tham gia. Vì thế khi hội đồng thẩm định của tỉnh ít được quyền lựa chọn để “chọn mặt gửi vàng”. Tất nhiên, kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải căn cứ các quyết định UBND tỉnh phê duyệt: quy hoạch, bộ tiêu chí kỹ thuật, công nghệ... để xem xét và kèm theo là những yêu cầu đảm bảo vệ môi trường, an toàn, tiến độ trong quá trình thực hiện dự án cũng như quá trình vận hành về sau.

Không riêng lĩnh vực xử lý rác thải, các hoạt động như sản xuất sạch, sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường… vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng cái chính vẫn là do rào cản trong tiếp cận các nguồn tài chính.

Hiện nay, có rất nhiều nguồn tài chính để tiếp cận: ngân hàng, các quỹ đầu tư phát triển địa phương, các quỹ bảo vệ môi trường, các chương trình, dự án tài trợ từ các ngân hàng đa phương, tổ chức quốc tế... Nhưng điều kiện phía "cung" trước khi rót vốn cho bên "cầu" không thể không tính đến khía cạnh bền vững về tài chính, kể cả tính bền vững về môi trường, xã hội. Ví dụ đối với dự án xử lý rác thải, điều kiện bền vững về tài chính là phải đảm bảo doanh thu từ phí xử lý và sản phẩm tái chế để một phần hoàn trả tín dụng. Bền vững về môi trường là thu hồi tối đa tài nguyên trong rác, giảm diện tích chôn lấp, giảm tác động môi trường từ bãi chôn lấp... Bền vững về xã hội là ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường để giảm thiểu xung đột với cộng đồng dân cư lân cận, nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường...

Mới đây tại hội nghị tham vấn dự thảo giá phí thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP. Huế do Chi cục Bảo vệ môi trường tổ chức, một đơn vị đầu tư dịch vụ công ích ở cấp huyện chia sẻ, thời gian đầu tham gia, đơn vị khá đắn đo đầu tư vào lĩnh vực này. Bởi nói lợi nhuận thu được ngay từ đầu là hoàn toàn không thể, phải chấp nhận mất khoảng từ 3-5 năm làm "không công". Nhưng điều chắc chắn là DN tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục lao động và cái lớn nhất là giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Đầu tư cho môi trường hiện nay chưa được xem là hoạt động kinh doanh bền vững mà vẫn được quan niệm là gánh nặng ngân sách, là trách nhiệm chung của toàn xã hội vì chưa được hạch toán đúng và toàn diện các lợi ích lâu dài về kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư môi trường.

Mục tiêu chính của dự án môi trường là phục vụ cho cộng đồng, xã hội, nên việc lựa chọn nhà đầu tư có tầm và có tâm phải được xem trọng. Nhưng, mong muốn của hầu hết các nhà đầu tư, DN là được tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách về giá dịch vụ, cơ sở hạ tầng thiết bị, mặt bằng... Có như vậy mới tạo động lực cho các thành phần kinh tế tham gia và những dự án môi trường không đơn thuần phụ thuộc vào đầu tư công vốn còn hạn hẹp.

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực thi bản quyền trên môi trường số

Môi trường số mở ra nhiều cơ hội sáng tạo, lưu giữ và khai thác đối với tác phẩm/sản phẩm nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả đối tượng sáng tạo nội dung và cơ quan quản lý, nhất là việc thực thi về bản quyền tác giả.

Thực thi bản quyền trên môi trường số
Xây dựng văn kiện dự án “Phát triển năng lực địa phương”

Sáng 19/6, UBND tỉnh tổ chức buổi họp để nghe báo cáo xây dựng văn kiện dự án “Phát triển năng lực địa phương” (LCD) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAD) tài trợ và Học viện chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (APD) làm chủ dự án. UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.

Xây dựng văn kiện dự án “Phát triển năng lực địa phương”
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

TIN MỚI

Return to top