ClockThứ Năm, 10/09/2020 14:18

Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thù

TTH.VN - Tại hội nghị góp ý Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cơ chế, chính sách sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thống nhất việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo thế và lực mới cho Thừa Thiên Huế phát triển.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chị thị 05, gắn với Nghị quyết 54 của Bộ Chính trịSẽ đồng hành cùng tỉnh thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trịCó cơ chế đặc thù về ngân sách để Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ươngTuyên truyền Đại hội Đảng các cấp gắn với thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị“Văn hóa phải là nguồn lực cho sự phát triển”Cần đảm bảo “trên thông, dưới thuận”

Thừa Thiên Huế đang đẩy nhanh xây dựng các đề án, trong đó có việc thống nhất mô hình đô thị Thừa Thiên Huế là chùm đô thị có lõi trung tâm, hạt nhân là thành phố Huế 

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Sau khi có Nghị quyết 54, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 83 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; trong đó, tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm cụ thể hóa mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.

Mặc dù, trong một thời gian ngắn với nhiều khó khăn, thách thức diễn ra, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng với tinh thần quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, đến nay Đề án ‘‘Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế” đã cơ bản hoàn thành.

Theo đó, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế mang tính đặc trưng riêng, được phát triển theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; có tính đặc thù riêng so với các đô thị trực thuộc Trung ương khác của Việt Nam.

Mới đây, tại cuộc làm việc với Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã thống nhất đồng ý cho phép vận dụng các tiêu chí của Nghị quyết số 1210 và Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; đồng thời, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí đặc thù để áp dụng cho tỉnh. Đặc biệt là việc thống nhất mô hình đô thị Thừa Thiên Huế là chùm đô thị có lõi trung tâm, hạt nhân là thành phố Huế và bao quanh là vùng ngoại ô, nông thôn được kết nối bằng hệ thống giao thông đồng bộ (theo hướng mô hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương).

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách

Tỉnh đề xuất được được để lại 100% phí tham quan di tích sử dụng cho mục đích bảo tồn các giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, cơ chế, chính sách đặc thù có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp tỉnh tăng thu ngân sách, huy động thêm các nguồn lực cho đầu tư phát triển, có điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền các cấp; phát huy được nội lực và huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tỉnh mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của các Bộ, ban, ngành Trung ương trong việc tham mưu, đề xuất, cho phép Thừa Thiên Huế được áp dụng thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong đó, đồng ý cho tỉnh được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù như: Cho phép bổ sung tiêu chí về đô thị có tính chất đặc thù về di sản đối với Thừa Thiên Huế vào nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho từng giai đoạn 5 năm; cho phép tỉnh được quyết định hình thức và phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư tôn tạo, quản lý và khai thác di sản; được phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế; được để lại 100% phí tham quan di tích sử dụng cho mục đích bảo tồn các giá trị di sản văn hóa,...

Đây là các cơ chế, chính sách đặc thù góp phần giúp tỉnh tăng nguồn thu ngân sách, tranh thủ được nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, huy động được các nguồn lực xã hội hóa nhằm bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy được các giá trị di sản, di tích cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Tạo điều kiện và vận dụng tối đa

Thứ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương kết luận tại buổi làm việc

Sau khi nghe các ý kiến đóng góp từ các bộ ngành, phát biểu kết luận tại hội nghị, Thứ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cơ bản thống nhất các cơ chế chính sách đặc thù mà Thừa Thiên Huế xây dựng, đồng thời cho rằng việc trình các cơ chế đặc thù của tỉnh khá khoa học với các địa phương khác, có nghiên cứu để đảm bảo nội dung có tính khả thi cao, với quyết tâm cao nhất, hạn chế được việc mất thời gian phân tích nghiên cứu nhưng lại bị bác, lãng phí trí tuệ.

Thứ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các nội dung thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đơn vị chủ trì nghiên cứu, phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo sớm để Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội. Phải đảm bảo tỉnh pháp lý, trình tự thủ tục theo đúng quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với chính sách.

Về quan điểm chính sách, Thứ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu theo hướng tạo điều kiện tối đa cho Thừa Thiên Huế trong phạm vi nghiên cứu và thể hiện tính hợp lý, không vượt quá các quy định “cứng” không được phép vượt qua. Quan điểm là tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế về mặt tài chính, cơ chế, chính sách, cái gì làm được thì các bộ, ngành sẽ vận dụng tối đa để hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top