ClockThứ Năm, 08/12/2022 15:32
Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:

Tìm giải pháp gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công

TTH.VN - Báo cáo về Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2022; phương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của UBND tỉnh tại Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII chiều 8/12 cho thấy, công tác giải ngân vốn đầu tư công đang gặp nhiều thách thức. Theo đó, tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2022 của tỉnh đã giao là 6.361,113 tỷ đồng, giải ngân đến thời điểm báo cáo chỉ đạt 51,1% kế hoạch.

Xử phạt các nhà thầu chậm tiến độĐẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022Đề xuất 5 nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư côngHiệu quả từ nguồn vốn khuyến côngGiải ngân vốn đầu tư công mới được trên 51% kế hoạch

Đại biểu nghiên cứu các báo cáo liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công 

Nhiều yếu tố bất lợi

Xác định công tác thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 là mục tiêu quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, cuối năm 2021, tỉnh đã ban hành Chỉ thị về thực hiện đầu tư công năm 2022, các văn bản chỉ đạo điều hành công tác thực hiện và giải ngân.

UBND tỉnh cũng thành lập các tổ công tác, tổ chức nhiều cuộc họp với các chủ đầu tư của các dự án lớn trên địa bàn nhằm tháo khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án; đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo thủ tục để khởi công dự án mới và giải ngân nguồn vốn.

Đến nay, nhiều công trình tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, một số công trình chuyển tiếp đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đang phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác giải ngân vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu do vẫn còn một số yếu tố bất lợi như, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng chậm; thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là cát xây dựng và đất san lấp; giá cả vật liệu tăng đột biến; bất lợi về thời tiết do mưa bão, lũ lụt...

Ngoài ra, thị trường bất động sản có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp xây dựng có nguy cơ phá sản. Việc huy động vốn khó khăn cùng với lãi suất ngân hàng cao, các nhà thầu địa phương không đủ năng lực cạnh tranh và đảm bảo tiến độ thi công các gói thầu lớn.

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh triển khai các dự án khởi công mới và thông thường cần từ 6 tháng để hoàn tất thủ tục để ký kết hợp đồng. Do vậy, tiến độ giải ngân vốn chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.

Theo số liệu từ UBND tỉnh, kết quả giải ngân kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm của tỉnh đến ngày 15/11/2022 là 2.618,195 tỷ đồng/4.266,055 tỷ đồng, đạt 61,4% kế hoạch. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân 1.246,792 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giải ngân 1.135,738 tỷ đồng, đạt 75,7% kế hoạch; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 235,665 tỷ đồng, đạt 38,2% kế hoạch. Vốn ngân sách Trung ương của 3 Chương trình mục tiêu quốc là 346,76 tỷ đồng, giá trị giải ngân đến thời điểm báo cáo là 28,492 tỷ đồng, đạt 8,2% kế hoạch. Như vậy, tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2022 của tỉnh đã giao là 6.361,113 tỷ đồng, giải ngân đến thời điểm báo cáo là 3.252,635 tỷ đồng, đạt 51,1% kế hoạch.

Ngoài ra, trong năm nay, tỉnh đã 6 lần điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản để chuyển vốn từ các dự án ít có khả năng giải ngân sang các dự án cần bổ sung vốn.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án

Bố trí nguồn vốn theo thứ tự ưu tiên

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

Vốn đầu tư công năm 2023 tiếp tục tập trung thực hiện chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, có tính kết nối và lan tỏa, nhất là thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của tỉnh là 5.868,257 tỷ đồng, bao gồm: Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 tỉnh theo thông báo của Trung ương là 5.758,257 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là 3.053,266 tỷ đồng, chiếm 53% kế hoạch vốn; vốn ngân sách Trung ương là 2.704,991 tỷ đồng, chiếm 47% kế hoạch.

Về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đảm bảo theo nguyên tắc, ưu tiên bố trí vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng; dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2023 để phát huy hiệu quả đầu tư; bố trí vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; dự án chuyển tiếp được thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; sau khi bố đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới có tính chất liên vùng, giao thông cấp bách, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu,…; trong đó ưu tiên cho các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư, được chuẩn bị kỹ để sẵn sàng triển khai thực hiện.

Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 được trình bày chiều 8/12, Ban Kinh tế- Ngân sách của HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh sớm có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc nhằm giải ngân vồn đầu tư ngay những tháng cuối năm. Kiên quyết điều chuyển, cắt giảm vốn đối với những dự án chậm tiến độ. Xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh, năm 2023, tỉnh sẽ đổi mới công tác xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư lớn có tiềm lực đến đầu tư. Đôn đốc và phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan Trung ương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn trọng điểm làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế như: Quốc lộ 49B, đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mở rộng nhà ga hành khách Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài.

Đối với các dự án lựa chọn nhà đầu tư có thu tiền sử dụng đất, UBND tỉnh sẽ xem xét, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các dự án trên địa bàn; chấn chỉnh các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bàn giao hạ tầng và nghĩa vụ dự án. Yêu cầu các cơ quan quản lý, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, chính quyền địa phương hỗ trợ giải quyết thủ tục, kịp thời báo cáo vướng mắc để xử lý.

Bài, ảnh: LÊ THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, các chuyên gia kinh tế đề xuất giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương tăng tốc thực hiện.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
Tháo “điểm nghẽn” trong giải ngân vốn đầu tư công

Công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục là “điểm nghẽn” làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Một số dự án (DA) đầu tư ngoài ngân sách đã được chấp thuận nhà đầu tư, khởi công dự án nhưng tiến độ triển khai còn chậm.

Tháo “điểm nghẽn” trong giải ngân vốn đầu tư công
Linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công

Giao kế hoạch vốn sớm, song song hỗ trợ các dự án, thúc đẩy giải ngân vốn ngay từ đầu năm đã tạo nên tín hiệu tích cực trong giải ngân vốn đầu tư công, từ đây tạo thế và lực trong thực hiện các mục tiêu, kế hoạch năm 2024.

Linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công
“Trả vốn”

Vốn đầu tư công là một trong những yếu tố tạo động lực tăng trưởng. Thế nhưng chưa giải quyết được tình trạng giải ngân chậm thì bây giờ lại xuất hiện tình trạng trả lại vốn. Từ ngữ được dùng là “điều chỉnh giảm vốn”, nhưng thực chất là trả lại. Con số đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hơn 7.110 tỷ đồng.

“Trả vốn”

TIN MỚI

Return to top