Thanh long là một trong 9 loại trái cây được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 27,35 tỷ USD, trong đó nhóm hàng rau quả có kim ngạch xuất khẩu đạt 1,31 tỷ USD, giảm 25,25% so với cùng kỳ năm 2019. Nói về nguyên nhân của con số sụt giảm này, Bộ Công thương nêu rõ, là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hơn.
Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường đứng ở top đầu nhập khẩu trái cây của Việt Nam. Gần đây, thị trường này đã bắt đầu siết chặt hơn đối với việc nhập khẩu các sản phẩm trái cây của chúng ta khi đưa ra những quy định nghiêm ngặt, khắt khe hơn liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho đến thời điểm này, mới chỉ có 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc gồm: thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt.
Bộ Công thương cho biết vẫn đang đề nghị phía Trung Quốc thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường thêm cho các loại trái cây Việt Nam khác như: sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi,bơ, và dừa...
Như vậy có thể thấy, hiện thị trường này đã trở nên khó tính hơn nhiều so với trước đây. Các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, trái cây nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo các quy định của phía bạn sẽ không thể đặt chân được sang thị trường này.
Tại hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam – Trung Quốc (Thượng Hải) 2020 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang Trung Quốc, các DN cần thay đổi cách tiếp cận thị trường, tăng cường xuất khẩu chính ngạch, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Thượng Hải – Trung Quốc lâu nay luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng của mặt hàng trái cây xuất khẩu. Theo các chuyên gia, với nhu cầu nhập khẩu lớn các sản phẩm hoa quả của các chợ đầu mối, kênh phân phối bán buôn, bán lẻ tại Thượng Hải, thì đây tiếp tục là thị trường mà các DN cần hướng đến trong thời gian tới.
Nói về lợi thế của hàng Việt Nam nói chung và hoa quả nói riêng tại thị trường Thượng Hải, ông Ninh Thành Công - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Thượng Hải cho biết, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi để khai thác thế mạnh, tiềm năng thương mại sẵn có, nhất là trong lĩnh vực hoa quả. Bên cạnh đó, cả Việt Nam và Trung Quốc cùng kiểm soát, khống chế tốt dịch Covid-19, giúp cho DN hai nước trao đổi thương mại thuận tiện hơn trong bối cảnh hiện nay. Đây chính là những yếu tố tạo thuận lợi cho việc kết nối giao thương giữa hai thị trường Việt Nam – Thượng Hải (Trung Quốc).
Rất nhiều ý kiến khẳng định, thị trường Thượng Hải chính là mảnh đất màu mỡ để các DN xuất khẩu khai thác trong thời gian tới. Với lợi thế của chúng ta là khí hậu nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại trái cây ngon phát triển, giới chuyên gia kỳ vọng, sản phẩm trái cây sẽ có nhiều bước bứt phá trong kim ngạch xuất khẩu thời kỳ hậu Covid-19.
Về phần mình, ông Ninh Thành Công cho biết, Tổng Lãnh sự luôn nỗ lực tìm tòi, triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể, mang lại kết quả thiết thực nhằm hỗ trợ DN Việt Nam tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh vào thị trường rộng lớn này.
Tuy nhiên, bản thân các DN xuất khẩu cũng cần rất nỗ lực để đáp ứng các quy định khắt khe mà phía bạn đưa ra”, ông Viên Á Tường nhấn mạnh.
Thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) chính là mảnh đất màu mỡ để các DN xuất khẩu khai thác trong thời gian tới. Với lợi thế của chúng ta là khí hậu nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại trái cây ngon phát triển, giới chuyên gia kỳ vọng, sản phẩm trái cây sẽ có nhiều bước bứt phá trong kim ngạch xuất khẩu thời kỳ hậu Covid-19.
Theo Đại đoàn kết