ClockThứ Tư, 08/02/2023 06:06

Trồng rừng để hứng carbon

Trồng cây, “trồng” yêu thươngTrồng rừng để tạo thêm điểm tham quan, du lịchCác địa phương đồng loạt phát động Tết trồng cây năm 2023

Trồng rừng ngoài chống biến đổi khí hậu còn để phát triển du lịch

Theo đánh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thừa Thiên Huế là địa phương có độ che phủ rừng tương đối tốt, đạt trên 57% và là 1 trong 6 tỉnh Bắc Trung bộ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank - cơ quan được Quỹ Đối tác Carbon trong lâm nghiệp ủy thác) lựa chọn để thực hiện thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ…

Ngoài Thừa Thiên Huế còn có các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Bình, với số tiền dự kiến sẽ chi trả khoảng 51,5 triệu USD cho giai đoạn 2018-2024, với lượng giảm phát thải mà khu vực này chuyển nhượng dự kiến khoảng 10,3 triệu tấn CO2e (đơn vị được dùng để thể hiện dấu vết carbon của tất cả các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, với giả định tất cả khí thải ra đều là CO2). Riêng việc hỗ trợ sinh kế liên quan đến hoạt động bảo vệ, phát triển rừng, người dân còn được hỗ trợ mức 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm.

Ngoài chi trả dịch vụ môi trường rừng được Thừa Thiên Huế thực hiện hơn 6 năm qua với số tiền thu, chi hơn 97 tỷ đồng, thì việc triển khai thí điểm chuyển nhượng giảm phát thải là một trong những đòn bẩy, động lực lớn giúp người dân phát triển diện tích trồng rừng.

Thừa Thiên Huế hiện có 120.000ha rừng, trong đó có hơn 11.400ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Điều đó cho thấy, vẫn còn rất nhiều diện tích chưa được quan tâm để được cấp chứng chỉ quản lý bền vững, nghĩa là chưa hướng tới chất lượng, hiệu quả kinh tế. Do đó, ngoài mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, tỉnh còn hướng tới mục tiêu đạt năng suất, chất lượng trồng rừng tốt hơn.

Ngoài trồng rừng gỗ lớn, bản địa, hỗn giao đa loài để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân còn là ứng phó biến đổi khí hậu, chống xói lở, lũ lụt, điều hòa không khí… Đó có lẽ cũng là mục tiêu chung của nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Thừa Thiên Huế trong việc trồng rừng. Tuy nhiên, hiện nay, yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng cấp thiết không kém khi mà ngày càng có nhiều nhà máy, doanh nghiệp công nghiệp nặng và biến đổi khí hậu ngày càng khó lường ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Song, cho dù là những yếu tố khách quan và cả vì sự phát triển thì cũng đến lúc cần thiết để triển khai sâu rộng hơn việc mua bán tín chỉ carbon (hiện đã có một số địa phương triển khai), nhằm vừa gắn trách nhiệm cụ thể hơn cho các doanh nghiệp có lượng phát thải lớn, đồng thời, cũng là cách tăng thêm thu nhập cho người trồng rừng nói chung - là động lực quan trọng nhất giúp họ mặn mà, gắn bó hơn với việc trồng cây, gây rừng.

Nếu nói về lượng phát thải hoặc chất lượng không khí thì Huế vẫn là một trong những địa phương có chất lượng không khí tốt, chưa đến mức báo động nhờ lượng cây xanh dày đặc. Cũng giống như doanh nghiệp, đa số là nhỏ và siêu nhỏ, lại chọn mục tiêu tăng trưởng xanh nên sự ô nhiễm môi trường do hoạt động của họ thải ra chưa đến mức đáng báo động. Dù vậy, đâu đó vẫn có tình trạng lén xả thải ra môi trường hoặc khói bụi làm ảnh hưởng đến không khí, nguồn nước, đời sống, sinh hoạt của người dân. Do đó, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, giảm thải khí nhà kính và mở rộng diện tích đi kèm với nâng chất lượng rừng trồng - hướng đến là mua bán, chuyển nhượng chứng chỉ carbon cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp là việc cấp thiết, cần sớm được triển khai lâu dài và bền vững.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi

Trên cơ sở các vị trí cảnh báo, các địa phương khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, sông suối để chủ động di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi
Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai

Với việc thực hiện trồng mới 22 ha rừng ngập mặn tại xã Hương Phong (TP. Huế) đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.

Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai
Return to top