ClockThứ Năm, 11/10/2018 23:22

Trung bình mỗi đêm có 2.000 lượt khách đến phố đi bộ

TTH.VN - Chiều 11/10, Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý Phố đi bộ Chu Văn An – Võ Thị Sáu – Phạm Ngũ Lão tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Đề án tổ chức phố đi bộ, phục vụ du lịch tại các tuyến đường này.

Đừng để phố đi bộ trở thành “phố nhậu”Tiềm năng lớn cho du lịchPhố ven sông

Phố đi bộ Chu Văn An – Võ Thị Sáu – Phạm Ngũ Lão trong ngày khai trương. Ảnh: L.T

Sau 1 năm đi vào hoạt động, đến nay đã có 107 hộ đăng ký sử dụng vỉa hè kinh doanh tại Phố đi bộ Chu Văn An – Võ Thị Sáu – Phạm Ngũ Lão. Trung bình mỗi đêm có khoảng 2.000 lượt khách đến tham quan mua sắm tại đây. Các hoạt động nghệ thuật đường phố cũng dần ổn định và tăng dần lên. Đến nay, đã có 11 câu lạc bộ đăng ký biểu diễn thường xuyên tại phố đi bộ.

Để đảm bảo duy trì tổ chức phố đi bộ, UBND phường Phú Hội và Ban Quản lý phố đi bộ bố trí 5 điểm chốt tại các ngã đường, với nhiệm vụ duy trì kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo quy định của phố đi bộ. Ý thức chấp hành của người dân trong khu vực cũng được nâng lên.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là các bãi giữ xe trong giờ cao điểm đã quá tải, gây mất trật tự và mỹ quan. Các loại hình dịch vụ ăn uống, giải khát quá nhiều; trong khi lại thiếu hụt các hoạt động bán hàng lưu niệm, gây mất cân đối về loại hình kinh doanh, chưa để lại ấn tượng đối với khách tham quan.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng Ban Chỉ đạo phố đi bộ, kiến nghị UBND TP Huế quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, để triển khai tổ chức hoạt động phố đi bộ một cách thiết thực và hiệu quả hơn. Đồng thời, chấn chỉnh các cơ sở kinh doanh chưa đạt yêu cầu và kêu gọi đầu tư xã hội hóa, hỗ trợ cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại phố đi bộ trong thời gian tới.

Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top