ClockThứ Sáu, 05/10/2018 12:45

Đừng để phố đi bộ trở thành “phố nhậu”

TTH - Thời gian gần đây, dịch vụ ăn uống phát triển quá mức, khiến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu trở thành “phố nhậu”. Tình trạng này phải sớm được chấn chỉnh, nếu không sẽ làm mất hình ảnh thân thiện của Huế trong lòng du khách.

Kết nối “thành phố đi bộ”Vài góp ý với phố đi bộChấn chỉnh tình trạng đỗ xe lộn xộn ở phố đi bộ

Không khó để bắt gặp hình ảnh khách nhậu ngồi dưới lòng đường tại phố đi bộ

Ẩu đả vì nhậu

Không thể phủ nhận sự hiệu quả của phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu sau một năm đưa vào hoạt động, khi đã tạo ra không gian rộn ràng, điểm hẹn cho Huế vào ban đêm. Thực tế, khi khách đến Huế vào dịp cuối tuần, ngoài đi nghe ca Huế trên sông Hương thì đến vui chơi, thả bước ở phố đi bộ là sự lựa chọn khá thú vị.

Theo Ban quản lý (BQL) phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu, hiện trong khu vực có hơn 100 hộ đăng ký kinh doanh, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ ăn uống, còn các mặt hàng lưu niệm hay các dịch vụ chuyên phục vụ khách du lịch còn ít.

Do nhiều nhà hàng, quán ăn nên đang dần biến phố đi bộ thành “phố nhậu”. Mục sở thị vào cuối tuần mới thấy, ở ngã tư Chu Văn An và Võ Thị Sáu là nơi ồn ào nhất, tập trung nhiều khách nhậu. Ngay ngã tư này, có 4 quán nhậu lớn với nhiều bàn ghế, khách ngồi chật kín. Do quá đông, không ít người đã “tràn” xuống lòng đường để ngồi, dù điều này trong quy định của phố đi bộ là không cho phép.

Có mặt tại phố đi bộ, không khó để bắt gặp sự khó chịu của du khách, nhất là dòng khách Âu – Mỹ. Trao đổi với một du khách nước ngoài, vị khách này cho hay ông khá “dị ứng” với ồn ào. Trong khi đó, theo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách quốc tế, cụ thể là khách Âu – Mỹ đến Huế phần lớn là khách trung niên, mà những vị khách đã có tuổi lại thích những quán ăn yên tĩnh, họ muốn ngồi nhâm nhi chai bia và nhìn khung cảnh của Huế vào ban đêm.

Theo ghi nhận, khách hàng tại các nhà hàng, quán ăn ở phố đi bộ hiện nay không phải là khách du lịch thuần túy nữa mà phần lớn là khách trẻ tuổi ở Huế. Tình trạng ăn uống có xu hướng quá đà nảy sinh hiện tượng mất an ninh cho khu phố đi bộ. Mới đây, tại khu vực ngã tư Chu Văn An và Võ Thị Sáu, đã liên tiếp xảy ra các vụ đánh nhau giữa các thanh niên cũng bởi xích mích trong quá trình ăn uống. Các thanh niên rượt đánh nhau khiến nhiều du khách hốt hoảng.

Trao đổi với một chủ quán đang kinh doanh dịch vụ ăn uống được biết, từ khi mở quán ăn thì khách hàng chiếm đa số là người Huế. Doanh thu từ bán cho khách Huế lớn hơn cả khách du lịch.

Nhắc nhở là chưa đủ

Bà Lê Thị Thanh Tâm, Chủ tịch UBND phường Phú Hội, TP. Huế, Trưởng BQL phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu thừa nhận, ngay ngã tư Chu Văn An và Võ Thị Sáu đang có bốn quán nhậu đối diện nhau, khu vực này còn có các ban nhạc, nhóm ca biểu diễn, nên có ồn ào. Các quán nhậu thường trong quá tải nên thỉnh thoảng có lấn chiếm lòng đường, lực lượng chức năng phải thường xuyên nhắc nhở.

Khi trao đổi về các giải pháp mang tính căn cơ để phố đi bộ trật tự, du khách cảm thấy thoải mái khi dạo bước trên các tuyến phố, BQL phố đi bộ cho rằng, quản lý dịch vụ ăn uống là rất khó, chỉ có quản lý thị trường mới kiểm soát được. Còn việc hạn chế số lượng khách tại các quán và thời gian phục vụ cũng rất khó, bởi kinh doanh là quyền của người dân và thời gian hoạt động của phố đi bộ là đến 2h sáng. Chỉ khi xảy ra tình trạng mất an ninh, BQL mới có thể can thiệp.

Theo bà Lê Thị Thanh Tâm, giải pháp hiện nay được BQL triển khai là tăng cường kiểm tra, khi phát hiện các quán ăn gây mất trật tự, lấn chiếm lòng đường thì nhắc nhở, xử lý theo quy định. Khi có ẩu đả, đánh nhau gây mất an toàn thì phối hợp với công an để xử lý.

BQL phố đi bộ thông tin, hiện có nhiều thanh niên không muốn gửi xe mà muốn chạy vào trong các quán nhậu, khi bảo vệ không cho thì cố tình gây sự. Hay tình trạng bán hàng rong cũng khá phức tạp, nhiều người để hàng trong các ba lô, túi xách, khi quan sát không có lực lượng chức năng thì lấy ra bán. 

Ông Phan Trọng Minh, Giám đốc Điều hành Khách sạn La Residence góp ý, nhìn kỹ phố đi bộ còn nhiều cái cần điều chỉnh, nhất là cách bố trí các hàng quán, người ngồi ăn uống, người đi bộ đi sát bên chưa ổn, cần có khoảng cách và phân khu phù hợp hơn.

Mục đích quan trọng nhất của phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu là tạo ra một sản phẩm vào ban đêm cho Huế để phục vụ du lịch. Nhưng hiện nay, nhiều dịch vụ ở phố đi bộ đang đi lạc hướng mục tiêu ban đầu nên cần có những điều chỉnh phù hợp.

Bài, ảnh: Quang sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG CẤP CAO TOÀN CẦU LẦN THỨ 4 VỀ AMR:
Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách về tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR), các sáng kiến về kháng thuốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, khi các bên liên quan nhóm họp tại Hội nghị Bộ trưởng cấp cao toàn cầu lần thứ 4 về AMR.

Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top