ClockChủ Nhật, 27/08/2017 07:43

Trung tâm & “lực hút - lực đẩy”

TTH - Đã là trung tâm, thường nó sinh ra hai lực: “lực hút và lực đẩy”.

Ví dụ như trung tâm tài chính. Đã gọi là trung tâm tài chính ắt hẳn nó phải tập trung nhiều ngân hàng, các công ty cung cấp tài chính với một nguồn tiền rất lớn. Nó có một sức mạnh đặc biệt hút một dòng tiền rất lớn chảy vào đây. Rồi từ đó, dòng tiền lại được “đẩy” đi rất nhiều nơi để cung cấp cho nền kinh tế.

Không có những điều kiện như vừa nêu, khó thể gọi một nơi nào đó là trung tâm tài chính.

Dĩ nhiên, để trở thành trung tâm, nơi đó phải có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội nhất định; thậm chí là điều kiện địa chính trị. Và nó phải được hình thành qua thời gian, tức là không có chuyện tự nhiên mà có hoặc phụ thuộc vào ý muốn của một ai đó.

Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là một trung tâm kinh tế của khu vực phía nam và của cả nước, thông qua tỷ lệ đóng góp lớn vào GDP quốc gia. Nhìn nhận những yếu tố để được gọi là trung tâm như nói trên, chúng ta thấy TP. Hồ  Chí Minh hình thành hai lực hút và đẩy rất rõ ràng. Với đặc điểm và lịch sử hình thành phát triển, TP. Hồ Chí Minh có một sức hút rất lớn về tài chính và nguồn nhân lực. Nhờ những yếu tố này TP. Hồ Chí Minh phát triển rất mạnh. Sự phát triển này đến một lúc đã tạo ra một lực đẩy, tức là sức lan tỏa để phát triển những vùng chung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Xa hơn nữa là Bình Thuận, Đà Lạt… Nếu không có sức mạnh kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và sự lan tỏa từ đây, chưa chắc các tỉnh nói trên đã có tốc độ phát triển như bây giờ.

Tương tự, thủ đô Hà Nội có một vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là những tỉnh, thành ven Hà Nội.

Với cách nhìn nhận như nói trên, Huế có đủ các yếu tố để chí ít, gọi là trung tâm về giáo dục và y tế chuyên sâu (Huế còn được mệnh danh là nhiều trung tâm khác nữa nhưng xin không đề cập ở đây).

Từ lâu, Huế đã là nơi hình thành các trường đại học và ngày càng bổ sung nhiều ngành đào tạo để đến thời điểm này, hầu như các ngành nghề đào tạo đã được bao phủ các lĩnh vực. Hàng năm Đại học Huế đào tạo hàng chục ngàn sinh viên. Nguồn nhân lực được đào tạo từ đây cung cấp cho cả nước, nhất là khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Có thời điểm như những năm sau ngày đất nước thống nhất, Huế đã cung cấp một tỷ lệ rất lớn nguồn nhân lực cho 2 ngành giáo dục và y tế khu vực này.

Ở lĩnh vực y tế, với đặc điểm hình thành sớm, gồm có Trường đại học Y Dược và Bệnh viện Trung ương Huế, mọi phương pháp điều trị y học kỹ thuật cao, tiên tiến của thế giới được tiếp nhận, triển khai. Cùng với hệ thống y tế “dày đặc” của Trường đại học Y Dược, Bệnh viện Quốc tế và các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, các bệnh viện tư nhân đã hình thành một trung tâm y tế mạnh của cả nước. Riêng lĩnh vực y học, Huế xứng đáng là đầu tàu của miền Trung. Trường đại học Y Dược Huế hàng năm cung cấp ra “thị trường” một nguồn nhân lực rất lớn với chất lượng cao. Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn không chính thức, chúng ta hay nghe chuyện “chảy máu chất xám”, tức là một nguồn nhân lực chất lượng cao dịch chuyển đi nơi khác. Điều này là chuyện bình thường đối với một trung tâm. Hay nói cách khác, đã là trung tâm thì nó phải có lực hút và lực đẩy. Ở đây là nguồn nhân lực. Không có việc gì phải lo lắng về chuyện này. Thậm chí có thể lấy đó làm mừng vì chúng ta luôn luôn có một nguồn nhân lực chất lượng, sẵn sàng thay đổi và thích ứng. Nghĩa là một thị trường nhân lực năng động.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top