ClockThứ Năm, 06/09/2018 09:52

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm vẫn chưa thống nhất, thiếu tiêu chuẩn minh bạch

Việc truy xuất nguồn gốc hiện nay chủ yếu do doanh nghiệp hay nhà phân phối trực tiếp cung cấp thông tin mà thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng.

Trên thị trường hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc nông sản, sản phẩm hàng hóa sử dụng hai công nghệ chủ yếu là mã QR và mã số, mã vạch.

Nhất là mã QR đã được nhiều tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh khác tại nhiều vùng trên cả nước.

Mã QR được sử dụng phổ biến trong vài năm gần đây để truy xuất nguồn gốc hàng hóa. (Ảnh minh họa: KT).

Cùng với đó, nhiều công ty cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc xuất hiện như: Smartlife, VNPT check, Vinacheck, Agricheck, Traceverified, icheck, giải pháp công nghệ blockchain (IBL, TomoChain, Lina Network.... Một số mô hình thử nghiệm công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc như: xoài, thanh long...

Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin cơ bản về sản phẩm, doanh nghiệp như mô tả sản phẩm, nơi/ngày đóng gói, nơi trồng, chứng nhận đạt được, địa chỉ liên hệ nhà phân phối. Thế nhưng, mức độ thông tin chính xác, sự đồng nhất và thông tin minh bạch vẫn còn là điểm hạn chế.

Theo ông Phạm Duy Khánh, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, hiện chưa có quy định về các thông tin cần truy xuất (độ rộng) và mức độ truy xuất đến tác nhân nào, cụ thể ra sao để tạo tính đồng nhất của thông tin.

"Bên cạnh đó, chủ yếu cung cấp thông tin là do nhà phân phối trực tiếp, chưa có thông tin về các nhà cung cấp phía trước của chuỗi, dẫn đến tính minh bạch của thông tin chưa được đảm bảo", ông Khánh phân tích.

"Chúng ta có thể truy xuất đến tác nhân/vùng sản xuất nhưng thông tin có được lại dựa trên hệ thống sổ sách nội bộ, không truy xuất trực tiếp trên phần mềm tại thời điểm sản xuất. Như vậy tính chính xác của thông tin cũng thiếu xác thực", ông Khánh nhận định.

Thông tin truy xuất nguồn gốc chủ yếu do doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp tự đưa lên mà thiếu sự giám sát của cơ quan quản lý. (Ảnh minh họa: KT).

"Không những thế, quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc hiện nay chủ yếu kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra hệ thống truy xuất nguồn gốc của cơ sở và thông tin công bố nên hạn chế. Không có quy định cơ quan quản lý nhà nước được quyền truy cập cơ sở dữ liệu trung tâm để quản lý và kiểm tra", ông Khánh cho hay.

Mỗi doanh nghiệp có một cơ sở dữ liệu khác nhau, khiến việc đồng bộ hóa khó khả thi trong khi quản lý chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về truy xuất nguồn gốc hay nói cách khác chưa có chứng nhận và xác thực hệ thống.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) cho rằng, rất ít chuỗi nông sản được xây dựng và vận hành chuyên nghiệp, các nhân tố chuỗi thiếu sự hợp tác, lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hậu quả là người sản xuất chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi. Các chính sách của nhà nước thiếu sự hỗ trợ và giám sát, nên sản phẩm nông sản không đạt chất lượng theo yêu cầu, đặc biệt có tồn dư hóa chất.

"Người tiêu dùng trong nước thiếu lòng tin vào các nông sản Việt Nam, sẵn sàng trả tiền cao cho các nông sản nhập khẩu. Xuất khẩu nông sản chưa đa dạng, tỷ trọng xuất khẩu phụ thuộc vào một hai nước, trong khi thị trường các nước khác còn bỏ ngỏ. Cơ hội tiếp cận với các thị trường cho lợi nhuận cao, ổn định nhưng đòi hỏi nghiêm ngặt trong sản xuất, bảo quản, chế biến...", bà Ngân cho hay.

Theo GS-VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng, để Việt Nam Việt Nam hướng đến mục tiêu 40 tỷ USD xuất khẩu nông sản trong năm 2018, cần thực hiện chuẩn hóa thông tin truy xuất và có thể mức độ truy xuất đến từng hộ/vùng sản xuất, tiến tới đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tương tác giữa các tác nhân, tăng tính minh bạch và phục vụ quản lý nhà nước.

"Xây dựng quy định chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt chuẩn để định danh sản phẩm, xây dựng hệ thống định danh hộ/đơn vị sản xuất, áp dụng mã đơn vị hành chính định danh vùng sản xuất. Nhất là nâng cao vai trò cơ quan nhà nước trong kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc", GS-VS Trần Đình Long nhấn mạnh.

GS-VS Trần Đình Long gợi ý, một trong những giải pháp giúp minh bạch hóa thông tin được nhắc đến gần đây là ứng dụng công nghệ blockchain, nhằm tăng cường vai trò, quyền mặc cả của nông dân trong chuỗi thông qua các mô hình liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã. Cùng với đó, xây dựng thử nghiệm hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia cho từng nhóm sản phẩm xuất khẩu chiến lược.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa đông y vào sản phẩm du lịch

Đưa đông y nói chung và y thuật cung đình nói riêng vào khai thác du lịch được xem là một trong những loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc. Huế có nhiều lợi thế lĩnh vực này, song việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của đông y vào du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK) vẫn chưa phát huy hết các giá trị.

Đưa đông y vào sản phẩm du lịch
Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

Tạo dựng thói quen sử dụng của người tiêu dùng với các sản phẩm, dịch vụ có bản quyền đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mua bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ - một vấn nạn đang gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần chú trọng thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này.

Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top