ClockChủ Nhật, 30/05/2021 06:19

Vải thiều lên sàn & câu chuyện đầu ra cho nông sản

Tìm đầu ra cho nông sản, phải cải thiện được chất lượng sản phẩmGỡ đầu ra cho nông sản

Theo Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương, vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên lên sàn Lazada đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người tiêu dùng. Chỉ trong vòng một buổi sáng (14/5), gian hàng của Hải Dương trong khuôn khổ chương trình cấp Quốc gia về xúc tiến thương mại trên nền tảng thương mại điện tử đã bán hết hàng. Ngoài Lazada, các sàn thương mại điện tử như Alibaba, Voso, Sendo cũng đã đưa mặt hàng vải thiều Hải Dương vào bán trực tuyến. Đây không chỉ là cơ hội cho vải thiều Hải Dương mà còn với các tỉnh, thành phía Bắc và cả nước, cũng như nhiều nông sản khác, có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, thanh long, nhãn, xoài...

Thanh trà Huế hoàn toàn có thể lên sàn thương mại điện tử

Để vải thiều lên sàn thương mại điện tử là cả câu chuyện dài, nhưng điều đó cũng cho thấy những nỗ lực từ phía người dân đến chính quyền địa phương, các ban, ngành… Người nông dân phải trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng các tiêu chí khắt khe trong xuất khẩu, tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước. Chính quyền có trách nhiệm trong hướng dẫn, quy hoạch vùng trồng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã hình thành chuỗi liên kết, làm đầu mối trong thu mua… Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các sàn thương mại điện tử hỗ trợ kết nối các chuỗi cung ứng, hậu cần kho bãi, kiểm soát chất lượng, chống hàng giả… Để làm được tất cả những việc đó, đòi hỏi từ người nông dân đến nhà quản lý phải vào cuộc một cách rốt ráo, vướng ở đâu gỡ ở đó và với một quyết tâm cao nhất.

Từ câu chuyện vải thiều Hải Dương lên sàn cho thấy, “muốn đến đích thì phải đi”. Nhanh hay chậm không quan trọng, miễn là đem lại hiệu quả. Việc này càng có ý nghĩa hơn khi Hải Dương đang vào mùa thu hoạch vải thiều, với sản lượng dự kiến đạt khoảng 55.000 tấn, tăng 12.000 tấn so với năm 2020. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nếu không lên được sàn thương mại điện tử thì việc tiêu thụ vải thiều sẽ rất khó khăn, khi thương lái Trung Quốc muốn đến thu mua phải được cấp phép nhập cảnh và cách ly y tế theo quy định. Việc xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Australia… chỉ chiếm tỷ lệ từ 5-7%/tổng sản lượng.

Cũng tầm thời gian này năm ngoái, vải thiều Hải Dương, Bắc Giang gặp khó khăn trong tiêu thụ do thị trường lớn là Trung Quốc bùng phát dịch COVID-19. Năm nay, tình hình dịch cũng diễn biến phức tạp ở một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương… Dù vậy, khi vải thiều lên sàn thương mại điện tử, sẽ góp phần giúp người trồng yên tâm hơn ở khâu đầu ra. Cũng nhờ thế mà “giải cứu nông sản” sẽ  không còn là câu chuyện dài kỳ ở một số địa phương vừa nêu.

Tại Thừa Thiên Huế, dù chưa hình thành được những vùng trồng chuyên canh nông, đặc sản, song có một số loại cây trái, nếu biết cách kết nối thị trường để tiêu thụ, nhất là lên sàn thương mại điện tử sẽ không chỉ nâng được giá trị mà thương hiệu cũng được nâng tầm. Ví như thanh trà Huế, dù nhãn hiệu tập thể đã được xác lập, song việc tiêu thụ vẫn quanh quẩn ở địa phương và trong nước bằng hình thức truyền thống: Thương lái thu mua - vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Ngay cả việc vào hệ thống siêu thị trên cả nước vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết.

Trong một lần trao đổi với lãnh đạo Sở NN&PTNT, vị này cho biết, Thừa Thiên Huế đang tính đến việc phát triển vùng chuyên canh cây đặc sản. Tuy nhiên, trồng cây gì để thích ứng với thời tiết khí hậu thì cần có sự khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng từ những người có chuyên môn… Vì thế, để có được vùng chuyên canh nông đặc sản sẽ cần thời gian dài. Song, việc trước mắt có thể làm được ngay là kết nối các sàn thương mại điện tử để từng bước đưa các sản phẩm nông sản của người dân lên sàn. Đầu tiên là với thanh trà, hoặc các nông sản mà Huế có thế mạnh như các vựa rau củ, lạc, gần đây thêm dưa lưới...

Trong thời đại công nghệ số, việc kết nối tiêu thụ nông sản ở các sàn thương mại điện tử là xu hướng tất yếu. Các địa phương khác đã từng bước triển khai và thực hiện hiệu quả. Thừa Thiên Huế cũng nên có những động thái cần thiết để không đứng ngoài xu hướng này.

Bài, ảnh: TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Return to top