ClockThứ Năm, 05/12/2019 06:15
MỞ RỘNG THÀNH PHỐ HUẾ:

Vận hội mới mang tính chiến lược

Tránh thực trạng hạ tầng chạy theo quy hoạchMở rộng thành phố Huế là nhu cầu tất yếu

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phan Văn Thông:

Cơ hội để triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược

​Chủ trương mở rộng thành phố Huế đã có từ lâu và phù hợp với các định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của tỉnh. Đây là định hướng hết sức cần thiết nhằm tạo ra những vận hội mới để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược của địa phương, vùng và quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Phan Văn Thông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Huế hiện là đô thị di sản, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, quy mô đô thị Huế nhỏ so với tốc độ phát triển, mật độ dân số cao, với 5.029 người/km2, trong khi quy định là 2.000 người/km2. Hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Do đó, đòi hỏi phải xem xét tính đến việc mở rộng đô thị.

Vừa qua, UBND tỉnh đã thông qua đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".  Đ‌ề á‌n này là bước cụ thể hóa đồ á‌n quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế và đồ á‌n điều chỉnh quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo đề án, phạm vi mở rộng đô thị Huế bao gồm TP. Huế hiện hữu (70,67 km2) và khu vực định hướng ph‌át triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi các TX. Hương Thủy, TX. Hương Trà và một phần huyện Phú Vang (thị trấn Thuận An và các xã lân cận). Sau khi mở rộng, diện tích của TP. Huế mới sẽ khoảng 348,54 km2, gấp năm lần so với TP. Huế hiện tại. Hướng mở rộng của đô thị Huế là theo hướng đông - tây và bắc - nam, với trục cảnh quan chính là sông Hương kéo dài từ vùng rừng núi phía tây Bình Điền về biển, kết nối biển Thuận An, đầm ph‌á Tam Giang với trung tâm Huế.

Đô thị Huế khu vực bờ Nam sông Hương phát triển theo hướng hiện đại. Ảnh: MC

Việc mở rộng địa giới hành chính TP. Huế tạo điều kiện thuận lợi để Huế có đủ không gian phát triển đô thị phù hợp với định hướng bảo tồn di sản văn hóa và thân thiện môi trường. Việc mở rộng này còn có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thu hút đầu tư các dự án lớn, trong đó cần cả những dự án về dịch vụ giải trí, thương mại... để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện nay, tỉnh đang lấy ý kiến về đề án này. Theo đó, giai đoạn 1 của đề án (đến năm 2025) định hướng mở rộng khoảng 267 km2.

Nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm CLB Ca Huế:

Huế sẽ có sự vươn mình mạnh mẽ

Chủ trương mở rộng không gian đô thị Huế là một tin vui cho công chúng Huế, bởi không ai thích mặc một chiếc áo đã chật, không phù hợp với sự phát triển dân số, kinh tế, văn hóa đang diễn ra trong bối cảnh mới.

Nhà thơ Võ Quê

Việc mở rộng không gian đô thị Huế thành công sẽ thuận lợi nhiều lĩnh vực. Người ta sẽ thấy Huế có sự vươn mình mạnh mẽ, kéo theo các dịch vụ dần được định hình; phát huy được những lợi thế mà Huế đang có.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm hy vọng về một không gian đô thị mới, tôi cũng có nỗi lo khi Huế được mở rộng thì liệu nội dung văn hóa có phong phú, đa dạng để đáp ứng chiều rộng, chiều sâu tương ứng?

Khi được mở rộng, thiết nghĩ cần quan tâm, chú ý giữ cái lõi di sản Huế để tạo ra sức hút, thúc đẩy du lịch phát triển. Người ta đến Huế vì Huế có hệ thống di sản vật thể với hệ thống di tích lịch sử, với hoàng thành, cung điện, lăng tẩm của triều Nguyễn, cùng di sản phi vật thể với thơ ca, âm nhạc, văn học nghệ thuật, ẩm thực, đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian…

Rất may, chúng tôi nhận thấy hiện nay tỉnh đang chú trọng những vấn đề liên quan đến di sản, du lịch, các giá trị truyền thống văn hóa, văn học nghệ thuật.

Khi không gian đô thị được mở rộng, tỉnh cần tập trung đầu tư cho các thiết chế văn hóa, những địa chỉ văn hóa mới. Nhìn lại mấy chục năm qua, chúng ta thiếu những thiết chế quan trọng, như nhà triển lãm, nhà trưng bày… Mỗi khi tổ chức hội chợ kinh tế, trưng bày sản phẩm công, nông nghiệp, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh… với quy mô toàn quốc thì chúng ta rất lúng túng tìm kiếm địa điểm.

Không gian đô thị Huế không nhất thiết “chạy” theo những ngôi nhà cao tầng làm chìm khuất cảnh quan thiên nhiên Huế. Huế cần thường xuyên chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có, hội nhập tinh hoa văn hóa trong và ngoài nước; đồng thời, mạnh dạn tìm ra con đường riêng để phát triển trên nền tảng văn hóa truyền thống.

Mặt khác, tỉnh có những chính sách ưu đãi, thân thiện với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước, hải ngoại giỏi về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật để họ hiến kế, tham mưu đúng hướng. Các cuộc hội thảo khoa học về chủ trương mở rộng không gian đô thị Huế rất cần thiết được tổ chức trong thời điểm này.

Dù mở rộng không gian đô thị Huế, chúng ta cũng đừng quên khai thác tiềm năng du lịch văn hóa của sông Hương, bởi hiện nay, chúng ta vẫn chưa sử dụng hết công năng của sông Hương. Nguồn thu từ du lịch sông nước là “phù sa” của sông Hương.

Hoài Thương - Minh Hiền (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Return to top