ClockThứ Năm, 31/10/2019 06:45
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TP. HUẾ:

Tránh thực trạng hạ tầng chạy theo quy hoạch

TTH - Theo Đề án xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được UBND tỉnh thông qua, đô thị Huế sẽ được mở rộng theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam, với trục cảnh quan xương sống là sông Hương kéo dài từ vùng rừng núi phía tây Bình Điền về biển; kết nối biển Thuận An, đầm phá Tam Giang với trung tâm Huế.

Cơ hội cho du lịchPhát triển đô thị Huế theo cơ chế đặc thùMở rộng thành phố Huế là nhu cầu tất yếu

Đô thị Huế được bao bọc bởi cây xanh. Ảnh: Nguyễn Phong

KTS. Nguyễn Tường, Trưởng phòng Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng:

Triển vọng là rất lớn nhưng cần đảm bảo các vấn đề dân sinh

Đô thị Huế mở rộng là xu thế tất yếu trong quá trình hình thành phát triển đô thị nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội. Không gian mở rộng với nhiều đặc điểm địa hình là đồi núi, đồng bằng, sông ngòi, đầm phá và biển; trong đó sông Hương là yếu tố gắn kết xuyên suốt, là dòng cảnh quan, dòng di sản. Từ đó, quỹ đất phát triển đô thị là rất đa dạng và phong phú.

KTS. Nguyễn Tường

Giao thông đối ngoại liên vùng trước đây chỉ có tuyến Quốc lộ 1, theo đề án mở rộng sẽ có cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, Quốc lộ 1, đường ven biển và đường biển. Đồng thời bao trùm tam giác vận tải là Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Cảng Thuận An và điểm đấu nối cao tốc tại khu vực Cầu Tuần mang tầm chiến lược. Điều này rất quan trọng để đô thị Huế tiếp cận nhanh, nhiều hướng và nhiều hình thức với các nước trên thế giới cũng như trong nước.

Với các lợi thế như trên, triển vọng của đô thị Huế theo đề án mở rộng vô cùng lớn với quỹ đất đảm bảo, đa dạng và phong phú; tạo động lực phát triển cho các khu vực khác ngoài đô thị trung tâm hiện hữu như Thuận An, Bình Điền..., nếu có cơ chế mở thì thực sự rất hấp dẫn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, để thực hiện triển khai đề án mở rộng đô thị Huế đảm bảo phù hợp, phát triển và bền vững, cần rà soát giữa công tác quy hoạch và thực tiễn phát triển, xem xét, đánh giá các vấn đề đạt được và chưa đạt nhằm có hướng điều chỉnh quy hoạch và định hướng phát triển không gian đô thị phù hợp nhất.

Quá trình triển khai cần tiến hành đánh giá toàn bộ những tác động của quy hoạch. Như việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ có tác động thế nào đối với nông dân và định hướng chuyển dịch ngành nghề phù hợp. Ngoài ra, nâng cao năng lực quản lý đô thị, quản lý quy hoạch cũng cần được triển khai sớm; nhất là các đơn vị hành chính thuộc xã đang nằm trong danh sách mở rộng. Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm nền tảng cho công tác quản lý về sau sẽ là cơ sở để phát triển đô thị nhanh, bền vững và đảm bảo định hướng.

KTS. Phan Thế Đạt, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thừa Thiên Huế:

Hạ tầng phải đi trước

Đồng ý với quan điểm mở rộng thành phố Huế, mở rộng không gian đô thị sẽ có nhiều quỹ đất để thành lập các khu đô thị mới, rút ngắn khoảng cách giữa đô thị cũ với khu vực biển, đầm phá, tạo động lực trong phát triển du lịch.

KTS. Phan Thế Đạt

Tuy nhiên, KTS Phan Thế Đạt cho rằng, thành phố Huế mở rộng vượt ra ngoài các trung tâm đô thị truyền thống của Huế, không gian đô thị mở rộng, các đô thị mới cũng sẽ dần mọc lên. Tỉnh đang hướng đến xây dựng đô thị theo hướng đô thị xanh. Vì thế, bên cạnh đầu tư cho tiêu chí xanh đô thị, trong định hướng phát triển trong những năm tới, cần cẩn trọng hạn chế nâng hệ số sử dụng đất theo nhu cầu của một số nhà đầu tư. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng những tòa nhà cao tầng cần đầu tư cho không gian sống xanh, giao thông tĩnh, hồ điều hòa…, tạo nên không gian sống và môi trường tốt hơn.

Khi đô thị chuyển dịch, việc mật độ dân số tăng sẽ hiện hữu, điều này sẽ tạo áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội của đô thị, tác động xấu tới môi trường; từ đó ảnh hưởng ngược lại tính hấp dẫn của dự án, rộng hơn là tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của thành phố.

Vì thế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, đồng bộ sẽ tạo cơ sở nền tảng đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với giao thông, việc thực hiện đồng bộ hạ tầng khi mở rộng sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, tránh tình trạng hạ tầng phải chạy theo quy hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến việc kêu gọi đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư hạ tầng cũng sẽ không còn là gánh nặng nếu như đô thị đã bắt đầu có sức hút. Các nhà đầu tư chính là nguồn lực quan trọng để đầu tư hạ tầng, quan trọng hơn là phải xây dựng được cơ chế chính sách hợp lý để nhà đầu tư “bị” hấp dẫn.

Hoàng Anh (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Return to top