ClockThứ Năm, 09/04/2020 15:04

VCCI: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm cao kỷ lục

Do tác động của đại dịch Covid-19, 3 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, con số lớn nhất từ trước đến nay.

“Tiếp sức” cho lực lượng phòng, chống dịchPhối hợp với ngành ngân hàng nắm bắt mức độ ảnh hưởng của dịch bệnhXuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp dệt may chuyển dịch đơn hàngXử lý mạnh sim rácKhông để người tham gia bảo hiểm xã hội bị thiệt thòiGỗ rừng trồng xuất ngoại

Theo khảo sát nhanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ trong ba tháng đầu năm 2020, cả nước đã có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là con số “kỷ lục” từ trước đến nay và là lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Dịch Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm của các doanh nghiệp.

3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao nhất từ trước tới nay. (Ảnh minh họa)

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, gần 85% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho biết, dịch bệnh đã khiến cho thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp; gần 60% doanh nghiệp thì cho rằng, dịch bệnh đã khiến họ thiếu vốn và “đứt” dòng tiền cho kinh doanh.

Trên 40% doanh nghiệp khác chia sẻ, dịch Covid-19 đã gây thiếu nguồn cung nguyên liệu; 43% doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm; 82% doanh nghiệp khẳng định, doanh thu năm 2020 của họ sẽ bị sụt giảm so với năm 2019. 30% doanh nghiệp dự báo doanh thu có thể tụt giảm tới 30%-50%, 22% doanh nghiệp cho hay, doanh thu của họ sẽ sụt giảm trên 50%.

Cũng theo kết quả khảo sát của VCCI, nếu tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp thì gần 30% số doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá ba tháng; 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm.

Trên 75% số doanh nghiệp cho biết, sẽ phải thu hẹp quy mô lao động và gần 10% số doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động. Từ đó, hàng triệu lao động sẽ có nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang rất cần sự chia sẻ và đồng hành từ phía người lao động và người tiêu dùng trên cả nước. VCCI đã đề nghị các doanh nghiệp và tổ chức công đoàn chủ động vận động người lao động sẵn sàng chấp nhận trả một phần lương đủ để đảm bảo cuộc sống. Phần còn lại cho doanh nghiệp trả chậm sau một thời gian để chung tay với doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top