ClockThứ Hai, 11/12/2023 06:40

Vì người lao động

TTH - Là doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, nhiều năm qua Công ty CP Dệt may Huế luôn thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)... Đơn vị được nhận danh hiệu “DN vì người lao động” trong nhiều năm liền.

Sản xuất xanh để phát triển bền vữngCông ty CP Dệt may Huế thích ứng trong bình thường mớiTới tấp đơn hàng nhưng dệt may vẫn đối mặt nhiều nguy cơ trong đợt dịch mới

 Người lao động làm việc tại Công ty CP Dệt may Huế luôn được DN tham gia 100% các loại hình bảo hiểm theo quy định

Công ty CP Dệt may Huế có hơn 4.500 CBCNV-LĐ, với mức thu nhập bình quân đạt gần 9 triệu đồng/người/tháng. Năm 2023, tình hình kinh tế gặp khó khăn, đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam khi nhu cầu giảm, giá sản phẩm giảm nên nhiều DN thiếu đơn hàng, thiếu việc làm cho người lao động (NLĐ). Song, với nhiều giải pháp và cách làm riêng, Dệt may Huế vẫn đảm bảo việc làm cho hơn 4.500 lao động và tham gia 100% các loại hình BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm tai nạn - bệnh nghề nghiệp (BHTN-BNN) cho NLĐ.

Theo BHXH tỉnh, nhiều năm qua, Công ty CP Dệt may Huế luôn thực hiện tốt quy định pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTN-BNN. Trong đó, công ty thực hiện việc khai báo và đóng bảo hiểm đầy đủ, không có tình trạng nộp chậm, muộn và nợ tiền bảo hiểm, số tiền trích nộp bảo hiểm mỗi năm gần 60 tỷ đồng; các thủ tục chốt, trả sổ, thẻ BHYT luôn kịp thời và đầy đủ. Đồng thời, giải quyết hưởng các chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ; lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với NLĐ đúng thời hạn quy định.

Không chỉ thực hiện tốt các chính sách, chế độ cho NLĐ, công ty luôn phối hợp tốt với cơ quan BHXH trong nhiều lĩnh vực, như triển khai giao dịch điện tử; thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ, cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác. Định kỳ hàng năm phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức các lớp phổ biến, tuyên truyền về chính sách pháp luật cho NLĐ trong đơn vị.

Cùng với việc chăm lo đời sống NLĐ, công ty luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, chủ động tổ chức đối thoại về các nội dung, như: Việc làm, thu nhập, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, cải thiện môi trường làm việc… nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ. Thông qua các cuộc đối thoại, NLĐ được trực tiếp chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết, đồng thuận, hợp tác cao trong quan hệ lao động để xây dựng, duy trì quan hệ lao động hài hòa, bình đẳng, ổn định và tiến bộ.

Để đạt được những thành quả trên, ngoài sự đoàn kết, sẻ chia và hợp lực từ lãnh đạo đến toàn thể CBCNV-LĐ, đơn vị luôn phối hợp tốt với các sở, ban ngành, BHXH tỉnh để kịp thời nắm bắt các quy định mới nhất, đồng thời tuân thủ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đặc biệt chú trọng các nội dung nhằm đảm bảo chế độ của NLĐ trong việc thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTN-BNN và các quy định của pháp luật lao động. Trong đó, công ty luôn chú trọng việc tăng cường nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức pháp luật đến NLĐ; thường xuyên kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật lao động như tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi cũng như các chế độ bảo hiểm. Đây cũng chính là chìa khóa để giúp DN giữ chân NLĐ trong bối cảnh thị trường lao động đang cạnh tranh gay gắt khi nhiều DN quy mô lớn đã và đang đầu tư trên địa bàn.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, những ngày qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại; trong đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày cũng không ngoại lệ.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top