ClockThứ Sáu, 02/07/2021 15:12

Tới tấp đơn hàng nhưng dệt may vẫn đối mặt nhiều nguy cơ trong đợt dịch mới

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đã có những khởi sắc, tăng trưởng trên 10%, tuy nhiên, theo nhận định, do ảnh hưởng của làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp sẽ đứng trước những nguy cơ ngừng sản xuất, bị thiệt hại không nhỏ.

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng mạnhXuất khẩu dệt may tăng nhẹ trong quý 1/2021RCEP: Xuất xứ "dễ thở" hơn cho một số hàng xuất khẩu chủ lực Việt NamDệt may hy vọng sớm phục hồi nhờ tận dụng các FTANgành dệt may và da giày kỳ vọng vào Hiệp định UKVFTANgành dệt may, da giày nỗ lực phấn đấu tăng trưởng nhanhCộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải, dệt may Việt Nam rộng cửa vào EUXuất khẩu dệt may 2020 ước đạt hơn 35 tỷ USD

Doanh nghiệp dệt may đối mặt nhiều nỗi lo

Lo lắng tiến độ giao hàng

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng hết quý III và cả năm. Thực tế này trái ngược với một năm trước khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các doanh nghiệp dệt may chỉ có đơn hàng theo tuần.

Đại diện của Công ty TNG Thái Nguyên cho biết, hiện nay các nhà máy của doanh nghiệp này đều làm việc hết công suất để kịp tiến độ giao hàng. Theo dự tính, doanh nghiệp sẽ đạt doanh số gần 600 tỷ đồng, tăng trên 11% so với tháng 5. Lũy kế doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp này tăng 31% so với cùng kỳ 2020. Đơn hàng dồi dào, giá tốt nên doanh thu bình quân mỗi tháng khoảng 50 tỷ đồng.

Xu hướng tăng trưởng tích cực cũng đang hiện hữu tại các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex, nhiều đơn vị có đơn hàng hết quý III, thậm chí quý IV. Ngành dệt may có nhiều cơ hội phục hồi hoàn toàn so với năm 2020, đưa mức tăng trở lại so với trước khi có đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, mối bận tâm của các doanh nghiệp dệt may hiện nay không phải là kiếm việc về, mà là làm sao để sản xuất kịp, giao hàng đúng hẹn cho đối tác.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đơn hàng dồi dào, nhưng nguy cơ của doanh nghiệp sản xuất như dệt may trong làn sóng dịch thứ 4 lần này là vô cùng lớn.

Ông Vũ Đức Giang cho biết, từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đã có ít nhất 45 doanh nghiệp dệt may phải tạm dừng sản xuất. Các doanh nghiệp dệt may có nhà máy dừng hoạt động đứng trước áp lực vừa "đội" chi phí sản xuất, vừa phải xoay tiền trả lương để giữ chân công nhân và nơm nớp đền bù khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn hoặc phải đổi phương thức vận chuyển đắt hơn bằng đường hàng không để kịp thời gian giao hàng đối tác.

"Một doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không làm việc từ 14 - 21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất một năm tan vỡ", ông Vũ Đức Giang cho biết.

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nỗi lo lớn nhất với doanh nghiệp ngành may lúc này là bị cách ly, giãn cách kể cả ở khu không có doanh nghiệp trú đóng nhưng có người lao động ở, khiến công nhân không thể tới nhà máy làm việc. Nếu không đảm bảo nhân công phục vụ sản xuất, giao hàng đúng hạn doanh nghiệp sẽ bị phạt, hủy đơn hàng. Thiệt hại với ngành dệt may khi đó lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.

Theo đánh giá, nếu các doanh nghiệp không giao được hàng đúng theo hợp đồng đã ký thì tiền gia công không thể thanh toán được. Dòng tiền của doanh nghiệp sẽ bị "tắc", chỉ cần một doanh nghiệp bị dừng sản xuất 2 tuần, một tháng sẽ "quét sạch" trên 10% doanh thu. Vì thế, điều khiến ông Trường lo lắng nhất lúc này là làm sao kịp tiến độ giao hàng cho đối tác.

Vừa sản xuất, vừa chống dịch hiệu quả

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, ngay khi làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 bùng phát, May 10 đã kích hoạt đồng bộ công tác phòng chống dịch như những lần trước đó. Người lao động khi đến Công ty làm việc sẽ đi qua buồng khử khuẩn, đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn. Bên cạnh đó, điều chỉnh các ca làm việc theo khối sản xuất và khối văn phòng, điều chỉnh giờ ăn trưa để tránh tập trung quá nhiều người cùng một lúc.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch của May 10 đã chủ động xây dựng "kịch bản” để ứng phó với dịch bệnh một cách linh hoạt và hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe cho toàn thể người lao động. Quan trọng nhất là rà soát, truy vết, khoanh vùng người lao động có tiếp xúc hoặc ở gần các ca nhiễm F0, F1. Tinh thần là làm triệt để, kiên quyết, yêu cầu cách ly F2 và thậm chí là F3 tại nhà.

May 10 yêu cầu người lao động tuân thủ triệt để quy định 5K khi làm việc hay thậm chí là giải lao. Các bàn ăn đều sử dụng vách ngăn và giới hạn tối đa 4 người, trên bàn luôn có poster tuyên truyền để nhắc nhở người lao động về quy định phòng dịch.

"Nếu trước kia chúng tôi lập kế hoạch theo quý, theo tháng, thậm chí cho cả năm, thì bây giờ kế hoạch có thể thay đổi từng ngày, từng giờ tùy theo diễn biến thực tế", ông Thân Đức Việt cho biết.

Cũng theo ông Việt, trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tiếp cận, đặt mua vaccine COVID-19. Bởi theo một số thông tin tham khảo, chi phí tiêm vaccine ngừa COVID-19 chỉ bằng 1/3 chi phí xét nghiệm PCR, đây là giải pháp căn cơ, lâu dài và tiết kiệm. Đại diện doanh nghiệp May 10 khẳng định sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để xã hội hóa nguồn vaccine.

"Chính phủ đã có Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine. Không chỉ May 10 mà nhiều doanh nghiệp cũng rất mong Nghị quyết này sớm được triển khai, bởi dịch bệnh sẽ không chờ ai. Bản thân chúng tôi đã đưa ra các kịch bản chống dịch khác nhau nhưng mọi sự chuẩn bị chỉ mang tính ứng phó. Do vậy, vaccine sẽ đóng vai trò trọng yếu", ông Thân Đức Việt cho hay.

Tương tự, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, các doanh nghiệp trong Tập đoàn kích hoạt phương án phòng dịch ở mức cao nhất, không lơ là chủ quan để vừa sản xuất an toàn, vừa phòng dịch COVID-19 hiệu quả, không để dịch tràn vào nhà máy.

Đại diện Vinatex cũng cho biết, ngoài việc nâng cao phòng dịch thì các doanh nghiệp mong muốn nhất là lúc đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho công nhân tại các khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tại một số địa phương đang là "vùng dịch" như Bắc Ninh, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội để doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất.

Vinatex cũng đã có đề xuất Chính phủ ưu tiên cho người lao động ngành này được tiêm vaccine sớm. Tập đoàn này dự kiến cần 300.000 liều vaccine để tiêm cho 150.000 lao động, nhưng hiện mới có khoảng 3.000 lao động được tiêm.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

TAND TP. Huế vừa xét xử vụ án “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động”; tuyên bố người sử dụng lao động “thua kiện”. Đây là “lời nhắc nhở” việc tuân thủ các quy định của pháp luật để được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc do kiện tụng kéo dài.

“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm

Người tìm việc và việc cần tìm người thời gian qua vẫn chưa có sự liên thông mạnh mẽ. Nhà tuyển dụng vẫn chưa gặp được người lao động và ngược lại, người lao động vẫn còn e dè chưa dám đến gõ cửa đơn vị tuyển dụng. Việc thông tin, kết nối để các bên gặp nhau và để cân bằng cán cân giữa cung - cầu về lao động và việc làm đang được tỉnh đẩy mạnh với nhiều giải pháp.

Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm
13 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Ngày 6/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Vang tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

13 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

TIN MỚI

Return to top