ClockThứ Hai, 08/04/2019 07:58

Việt Nam và ASEAN trước ngưỡng cửa kỷ nguyên số

Nền kinh tế số ở Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam sẽ đạt bước ngoặt vào năm 2025 với quy mô tăng gấp 3 lần.

Châu Á: Các nền kinh tế đang phát triển dễ bị tổn thương trước rủi ro thiên nhiênXuất khẩu của Hàn Quốc giảm mạnh so với các nước khác trong OECDPhát triển kinh tế số: Chỉ vài Bộ, ngành làm sẽ không đạt mục tiêu

5 năm qua, các chiến lược kỹ thuật số quốc gia đã được các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á đưa ra để đồng hành cùng cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dưới các tên gọi khác nhau như Campuchia Masterplan 2020, Thailand 4.0, quốc gia thông minh Singapore (Singapore Smart Nation) hay Malaysia Kỹ thuật số thông minh (Smart Digital Malaysia)... Trong đó đều xác định số hóa nền kinh tế, tập trung ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo.

Nền kinh tế số ở Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam sẽ đạt bước ngoặt vào năm 2025 với quy mô tăng gấp 3 lần. Ảnh minh họa: KT.

Giới chuyên gia cho rằng, đây là cốt lõi của sự phát triển các dịch vụ kinh doanh mới như tài chính thông minh (fintech), y tế thông minh, khám chữa bệnh từ xa (telemedicine), vận tải thông minh, chính phủ điện tử...

Các quốc gia Đông Nam Á đang được đánh giá là các nền kinh tế có tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nổi bật với mức tăng trưởng GDP 5-6% trong 5 năm tới và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng này.

Tại Diễn đàn cấp Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông ASEAN diễn ra mới đây, đại diện Huawei cho biết hiện số lượng thuê bao internet trong 6 quốc gia ASEAN là khoảng 350 triệu thuê bao và năm 2019 là năm của 5G.

Theo ước tính của Huawei, 5G sẽ mang đến cho Đông Nam Á khoảng 1.200 tỷ USD, 80 triệu thuê bao 5G, lưu lượng internet tăng gấp 5 lần với hơn 20 thành phố thông minh đang được xây dựng... Từ đó gúp tăng năng suất xã hội lên từ 4-8%.

Tại Việt Nam, để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), điện tử viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tập trung phát triển các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất các thiết bị IoT, thiết bị viễn thông...

Bộ trưởng Bộ TT&TT đã từng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trong ASEAN để thành lập liên doanh và các nhà máy sản xuất sản phẩm CNTT-truyền thông. Việt Nam cũng đang hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới để xây dựng Trung tâm liên kết về Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Data61 (Mạng lưới nghiên cứu số của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp liên bang Australia) về Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng đến năm 2040, trong 4 kịch bản đến năm 2040 bao gồm: Truyền thống, tiêu dùng số, xuất khẩu số và chuyển đổi số thì phương án chuyển đổi số có tác động lớn nhất đến tăng trưởng (+1,3%). Con số này cao gấp 2-3 lần so với các phương án khác.

Giới chuyên gia nhận định, thời gian chuyển đổi số hiệu quả nhất là từ 2019-2020. Nếu ban hành khung pháp lý cho chuyển đổi số chậm, Việt Nam có thể lỡ nhịp so với thế giới.

Theo ông Nguyễn Thế Trung, Giám đốc Công ty Công nghệ DTT, hai yếu tố quyết định thành công của công cuộc chuyển đổi số là môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi và hạ tầng viễn thông rộng khắp, chất lượng cao.

“Hạ tầng viễn thông của Việt Nam đã có chiến lược phát triển và được đánh giá chất lượng khá tốt so với khu vực cũng như trên thế giới. Điều kiện đủ hiện nay là Chính phủ cần xây dựng Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, từ đó làm cơ sở cho doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số”, ông Trung kiến nghị.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, trong năm 2019,  Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi số quốc gia. Đây sẽ là cơ sở, định hướng để các bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp, xây dựng, triển khai đồng bộ kế hoạch chuyển đổi số trong từng lĩnh vực.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi số quốc gia vừa giúp đất nước phát triển, vừa tạo ra nhiều thị trường mới cho các doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, những việc thế giới chưa ai làm thì Việt Nam vẫn phải làm trên tinh thần vừa làm vừa dò dẫm, không cầu toàn và phải hoàn thành trong khoảng 6 tháng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top