ClockThứ Hai, 02/08/2021 14:26

Vốn đầu tư công thực hiện trong 7 tháng vẫn tăng 5,6%

Tổng cục Thống kê cho biết, do dịch COVID-19 bùng phát mạnh nên trong tháng 7, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nhưng tính chung cả 7 tháng năm 2021, vốn đầu tư công thực hiện vẫn tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thừa Thiên Huế cần phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bền vữngHỗ trợ chi phí cho người cách ly y tế tập trung trong thời gian phòng chống dịch COVID-19Đầu tư cho thủy lợi: Huy động nhiều nguồn vốnChính phủ ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vữngGiải ngân vốn đầu tư công: 'Đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng'

Một góc nhà ga Bến Thành (quận 1), công trường dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN

Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 7/2021 ước đạt 38,3 nghìn tỷ đồng, giảm 1,7% so với tháng trước và giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 7 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 210,8 nghìn tỷ đồng, bằng 44,3% kế hoạch năm 2021 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, bằng 41,8% kế hoạch năm và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2020; vốn địa phương quản lý đạt 175,6 nghìn tỷ đồng, bằng 44,8% kế hoạch năm và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7, dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố, ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án đầu tư công do 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và một số địa phương khác cũng thực hiện theo Chỉ thị số 15/CT-TTg. Theo báo cáo của các địa phương, hiện tại nhiều công trình phải dừng thi công hoặc tiến độ thi công chậm. Tuy nhiên, các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu đều nỗ lực và cam kết sau thời gian giãn cách sẽ tập trung cao độ, tăng tốc để tăng khối lượng, không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện chung.

Nhằm nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn.

Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút FDI: Lợi ích kép

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) là động lực tạo chuyển biến trong tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm cũng như thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp (DN).

Thu hút FDI Lợi ích kép
Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI

Theo báo cáo Triển vọng Đông Nam Á giai đoạn 2024 - 2034 do Angsana Council, Bain & Company và ngân hàng DBS vừa công bố, Đông Nam Á có khả năng vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ tới.

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI
Giải pháp tăng thu ngân sách

Sáu tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của TP. Huế tiếp tục gặp những khó khăn, thách thức dẫn đến thu ngân sách (TNS) đạt thấp. Để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2024, Chi cục Thuế thành phố tiếp tục triển khai đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu để đề ra các giải pháp, phương án thu phù hợp.

Giải pháp tăng thu ngân sách
Return to top