ClockThứ Sáu, 20/10/2023 16:20

Bổ sung loại khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng

TTH.VN - HĐND tỉnh vừa thống nhất bổ sung loại khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) tại các mỏ đất làm vật liệu san lấp vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế vào sáng 20/10. Cùng với đó là việc thu hồi gần gần 100 ha đất để thực hiện các công trình, dự án (DA)

Thanh tra việc cấp phép, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản đất làm vật liệu san lấp Quản lý, giám sát mỏ đất làm vật liệu san lấpQuản lý mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựngGiá vật liệu xây dựng tăng nhẹ đầu năm

Nguồn khoáng sản đá làm VLXDTT tại các khu vực đã quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp có trữ lượng khoảng 35 triệu m3 

Phát sinh nguồn khoáng sản có trữ lượng 35 triệu m3

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14 diễn ra sáng 20/10, UBND tỉnh đã có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh bổ sung thêm loại khoáng sản đá làm VLXDTT vào 3 khu vực đã quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp.

Đó là khu vực núi Cảnh Dương, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tổng diện tích 55,8 ha; khu vực núi Mỏ Diều 1, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tổng diện tích 22 ha; khu vực núi Mỏ Diều 2, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tổng diện tích 60,5 ha.

Tại các khu vực trên, UBND tỉnh đã cấp 2 giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp với diện tích 9,5ha, phê duyệt trữ lượng 3 báo cáo kết quả thăm dò với diện tích 58,28 ha và cấp 1 giấy phép thăm dò khoáng sản. Tuy nhiên, quá trình thăm dò khai thác khoáng sản phát sinh nguồn khoáng sản đá làm VLXDTT tại đây với trữ lượng khoảng 35 triệu m3

Theo tờ trình của UBND tỉnh, bổ sung loại khoáng sản đá làm VLXDTT được phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác tại các khu vực mỏ đất nói trên nhằm thu hồi tối đa khoáng sản, kết hợp tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác và cải tạo phục hồi môi trường của các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Việc làm này cũng đảm bảo nguồn nguyên vật liệu xây dựng giai đoạn đến phục vụ nhu cầu các công trình trọng điểm tỉnh đầu tư...

Thẩm tra nội dung này, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh cho rằng, việc UBND tỉnh đề nghị bổ sung loại khoáng sản đá làm VLXDTT vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đối với khu vực trên là phù hợp thực tiễn, góp phần quản lý, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo có hiệu quả.

Ban thống nhất với nội dung do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh, đồng thời đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, yêu cầu các đơn vị khai thác nghiêm túc thực hiện việc hoàn thổ sau khi khai thác đảm bảo đúng quy định pháp luật.

HĐND tỉnh thống nhất bổ sung 11 công trình, dự án cần thu hồi đất 

11 công trình, dự án cần thu hồi đất

Cũng tại kỳ họp, để có cơ sở cho UBND các huyện, thị xã, TP. Huế triển khai thực hiện các công trình, dự án trong năm 2023, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh cho phép điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Đó là việc cho phép bổ sung 11 công trình, dự án (DA) cần thu hồi đất với tổng diện tích khoảng 97,188 ha; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác với diện tích khoảng 2,832 ha để thực hiện 3 công trình.

Đối với công trình, DA cần thu hồi đất theo khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, đáng chú ý tại TP. Huế có DA tuyến đường dọc sông Nhất Đông tại phường An Đông cần thu hồi khoảng 1,26 ha. DA này hứa hẹn từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị mới An Vân Dương, góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, DA di dời và nâng cấp Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2) tại phường Thủy Xuân cũng cần thu hồi khoảng 0,126 ha…

Tại huyện Quảng Điền, công trình Kè kết hợp chỉnh trang bờ Bắc sông Sịa (giai đoạn 2), thị trấn Sịa, thu hồi 1,538 ha; hạ tầng khu dân cư phía Đông xã Quảng Lợi (giai đoạn 2) thu hồi 2,468 ha…

Liên quan đến công trình, DA thu hồi đất theo điểm d khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 để lập hồ sơ, thủ tục lập, thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư có DA Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Điền Lộc 2 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền cần thu hồi 20,8 ha tại huyện Phong Điền và Dự án đầu tư Cụm công nghiệp Thủy Phương 2, thị xã Hương Thủy, thu hồi 68 ha.

Thẩm tra nội dung này, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh cho rằng, đây là các DA đầu tư công, dự án kêu gọi đầu tư tại địa bàn các huyện, thị xã và TP. Huế. Các DA đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, DA ngoài ngân sách thuộc danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh; phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đảm bảo đủ điều kiện để trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua.

Xem xét các nội dung này, HĐND tỉnh đã thống nhất thông qua bằng nghị quyết.

L.THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

Bên cạnh việc ban hành các nghị quyết (NQ) đáp ứng yêu cầu phát triển, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua tiếp tục được đổi mới. Không chỉ xây dựng các chương trình giám sát phù hợp mà thực tiễn giám sát đã “chạm” đến các vấn đề được cử tri quan tâm. Đặc biệt, các đại biểu HĐND tiến hành chất vấn “nóng” quá trình thực hiện các NQ do HĐND tỉnh ban hành.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3 Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top